Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ sạt lở kinh hoàng núi Cấm: Âm ỷ thảm hoạ do con người

Thứ bảy, 12/05/2012 - 21:59

Kết quả quan trắc hiện trường của cơ quan chức năng xác định: Trận sạt lở tại núi Cấm (xã An Hảo - Tịnh Biên) làm 6 người chết, 2 người bị thương vào ngày 5.5 là do thiên tai gây ra. Trong lúc việc khắc phục hậu quả thiên tai vẫn thực hiện với biện pháp thủ công, thì tại núi Cấm đang âm ỷ thảm hoạ do chính con người châm ngòi.

Một số tài xế Honda ôm đã tự phát sửa đường lên núi Cấm. Ảnh: L.T

Hiểm hoạ đường... hiểm

Ngày 9.5, bám theo đoàn cán bộ, chiến sĩ BCH quân sự xã An Hảo cõng gạo và xăng cung ứng cho người dân trên núi Cấm, chúng tôi không khỏi thót tim trước những pha chở khách leo núi của đội xe Honda ôm. Dù chỉ di chuyển với tốc độ “bò”, nhưng các chuyến xe vẫn lảo đảo, lắc lư. Đặc biệt tại hai dốc nổi tiếng nguy hiểm là dốc Ba Tùng và dốc Chùa Phật Nhỏ, dù đã chủ động cho khách xuống đi bộ, nhưng nhiều bác tài vẫn không

giữ được tay lái, té ngã lăn trên đường. Đây không phải là chuyện hy hữu, bởi trước đó, vào ngày 6.5, sau khi “bắt mối” được trên 300 khách, đội Honda ôm đã chở khách lên núi với giá 100.000đ/người/lượt. Được biết, sau sự cố ngày 5.5, tỉnh An Giang ban bố lệnh cấm mọi đối tượng lên-xuống núi Cấm qua tuyến đường chính bằng cách tổ chức các chốt kiểm soát 24/24h. Nhưng do đang vào mùa vía bà Chúa xứ núi Sam, nên nhiều du khách vẫn muốn tham quan núi Cấm...

Chớp cơ hội này, nhiều tài xế Honda ôm chuyên chạy tuyến đường chính đã chuyển hướng làm ăn, nên sau sự cố tai nạn vào ngày 6.5, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của các “Mạnh Thường Quân”, hàng chục bác tài Honda ôm đã tiến hành tu bổ đường. Nhưng theo nhiều người sống lâu năm ở núi Cấm, những nỗ lực này chỉ như muối bỏ bể. Bởi trước đây, đó là tuyến đường mòn được hình thành chủ yếu phục vụ cho người đi bộ với mặt đường rộng khoảng 1m, len qua vách núi đá, nên có đoạn cua gấp và dốc thẳng đứng. Thỉnh thoảng có đoạn đi bám sát vách núi cheo leo, bên dưới là hố sâu thăm thẳm..., nên bình thường đây đã là “con đường đau khổ”.

Đường chính: Tiềm ẩn hiểm hoạ kép

Theo kế hoạch, công tác khắc phục hiện trường sẽ kết thúc trong 20 ngày. Tuy nhiên, theo ThS Trần Anh Thư - Phó Giám đốc Sở TNMT An Giang - nơi xảy ra hiện tượng sạt lở nằm trong đới không ổn định của sườn núi. Ngoài ra, bản thân tuyến đường này chưa được xử lý kỹ thuật đầy đủ nên chưa đảm bảo an toàn. Mặt khác, dọc theo vách núi nằm ven tuyến đường còn các khe suối, ở nhiều vị trí có  đá “mồ côi” có khả năng bị tuôn trượt.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, ngay cả trong trường hợp các cơ quan chuyên môn làm tốt nhất các khâu xử lý phòng chống thiên tai, con đường chính dẫn lên núi Cấm vẫn có thể xảy ra tình trạng thảm hoạ mới do chính con người gây ra, nếu ngay từ bây giờ không có những biện pháp quản lý chặt chẽ nạn thiếu an toàn giao thông trên những chuyến xe môtô. Thực tế cho thấy, bên cạnh đội quân chuyên nghiệp, hằng ngày vẫn có nhiều du khách tự lái xe môtô lên núi và cả hai đối tượng này đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn khủng khiếp.

Một vị lãnh đạo UBND xã An Hảo âu lo: Sự cố ngày 5.5 chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình du lịch ở núi Cấm trong thời gian dài. Vì thế, nếu không có biện pháp quản lý tốt nhất cả yếu tố thiên tai lẫn nhân tai, để xảy ra tai nạn một lần nữa thì không biết đến bao giờ mới hồi phục được thương hiệu du lịch núi Cấm?


LĐO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm