Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/03/2011 - 14:28
(Thanh tra) - Tình trạng buôn lậu, hàng giả, kém chất lượng diễn ra phổ biến. Máy tính, điện thoại di động, quần áo may sẵn, thuốc lá, mỹ phẩm, xăng dầu xuất nhập lậu thâm nhập thị trường với tần xuất ngày càng tăng.
Thuốc lá lậu đang qua biên giới
Buôn lậu gia tăng
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Nguyễn Hùng Dũng cho biết, năm 2010 lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 169.152 vụ vi phạm, đã xử lý 79.041 vụ, tổng số tiền thu được hơn 294 tỷ đồng. Trong đó buôn bán hàng cấm, hàng lậu chiếm 13.867 vụ; 10.472 vụ sản xuất, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm; 11.452 vụ, vi phạm trong lĩnh vực giá; 43.250 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu tính cả giá trị hàng hóa tịch thu chưa bán, hàng đã hủy bỏ thì số tiền xử lý trong năm qua lên đến 400 tỷ đồng.
Tại các vùng biên giới, hàng lậu tuồn vào trong nước “chảy” suốt ngày đêm, những điểm nóng hàng lậu được điểm danh gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và các tỉnh vùng biên giới Tây Nam. Ghi nhận tình hình buôn lậu tại biên giới Tây Nam gần đây có giảm về số vụ, nhưng gia tăng về thủ đoạn. Tại một số huyện giáp biên giới như Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành (Tây Ninh); Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Đức Hòa (Long An) hàng lậu qua biên giới ngày càng đa dạng, trong đó vải, chỉ may công nghiệp, gỗ, lúa mì, thuốc lá, mỹ phẩm, phụ tùng ô tô, rượu, đường cát,… đang thẩm lậu qua biên giới với số lượng lớn.
Theo ông Nguyễn Hùng Dũng, thì trên biên giới Tây Nam tình trạng buôn lậu xăng dầu lại diễn ra phức tạp, gia tăng. Nguyên nhân do giá dầu thế giới tăng, giá xăng dầu của các nước trong khu vực cũng điểu chỉnh tăng lên, dẫn đến mức chênh lệch hiện nay lên đến 5000-6000 đồng/lít. Xăng lậu chảy qua biên giới phổ biến thuộc địa bàn Kiên Giang, An Giang, Long An, Tây Ninh và Đồng Tháp.
Tây Ninh có 5 huyện giáp biên giới Campuchia với chiều dài 240 km, tại khu vực này có 153 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó 47 cửa hàng nằm sát biên giới. Ông Võ Thanh Hòa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh cho biết, từ đầu quý 4/2010, tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại Tây Ninh diễn ra sôi động, hiện nay dù xăng trong nước đã tăng giá nhưng giá xăng dầu giữa Việt Nam và Campuchia vẫn còn chênh lệch ở mức 5.000-7.000 đồng/lít, do vậy tình trạng nhiên liệu chảy ngược qua biên giới vẫn còn rất phổ biến. Trong 2 tháng đầu năm 2011, Tây Ninh xử lý 44 vụ, có 36 vụ vận chuyển xăng dầu qua biên giới thuộc hàng vắng chủ, 8 vụ dùng can, thùng mua hàng không đúng theo quy định, tịch thu 12.545 lít, đóng cửa 2 cửa hàng xăng dầu gần biên giới. An Giang xử lý 4 vụ, thu 5.875 lít xăng dầu, trong đó Hải quan thu giữ 3.493 lít. Kiên Giang xử lý 5 vụ, thu giữ 3.220 lít xăng dầu. Long An thu giữ 4.530 lít xăng dầu từ ba vụ bị phát hiện. Số nhiên liệu nêu trên được các cơ quan chống buôn lậu ở biên giới Tây Nam cho biết là ít hơn nhiều so với thực tế đang diễn ra.
Để chuyển lậu xăng dầu qua biên giới, một số thương nhân thuê cư dân sống ở biên giới vận chuyển bằng can nhựa, túi ni lon, mỗi lít tiền công 2000-3000 đồng, mỗi người có thể tải 100-200 lít/ngày. Một số cửa hàng xăng dầu gần biên giới thỏa thuận với đối tượng buôn lậu, cứ một can xăng 30 lít phải trả thêm 20.000 đồng, có những cửa hàng xăng mỗi tháng tiêu thụ đến 200.000 lít, tăng gấp đôi bình thường.
Buôn lậu xăng dầu tại biên giới Tây Nam hiện nay xảy ra từ đường bộ, đường sông và cả đường biển. Đối tượng buôn lậu giả dạng người tiêu dùng mua xăng dầu vào can nhựa 5-10 lít sau đó đổ vào can 30 lít hoặc túi nilon rồi dùng xe máy, xe đạp, đai vác qua biên giới. Nạn buôn lậu xăng dầu không chỉ diễn ra ở biên giới phía Nam, mà còn xảy ra ở khu vực miền Trung, miền Bắc, kể cả trên biển với số lượng lớn. Chỉ riêng lực lượng Bộ đội biên phòng, trong 2 tháng đầu năm 2011, đã bắt giữ 537.000 lít xăng dầu buôn lậu.
Sau ngày 01/9/2010 (Nghị định 76 về quản lý chặt đối với thuốc lá lậu có hiệu lực) lợi nhuận thuốc lá lậu đã tăng lên 3-4 lần so với trước, vì thế nạn buôn lậu càng dữ dội hơn. Ông Phan Lợi, Chi Cục phó QLTT tỉnh An Giang cho biết, trên tuyến quốc lộ 91 qua địa bàn Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Long Xuyên hiện có 34 điểm tập kết, trung chuyển thuốc lá lậu. Khi lực lượng kiểm tra tấn công hàng lậu, đối tượng buôn lậu thường bỏ hàng chạy tháo thân hoặc chống trả lực lượng kiểm tra để cướp hàng. Trên biên giới Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp thuốc lá Jet, 555, Hero, vẫn đang ngày đêm ngầm chảy qua biên giới, sau đó dùng xe khách, xe gắn máy, ghe thuyền để tải hàng lậu vào nội địa.
Trong thị trường nội địa, hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng bày bán không ngừng gia tăng. Chi Cục trưởng QLTT TP. Hồ Chí Minh Phạm Văn Đức cho biết, năm 2010 lực lượng kiểm tra liên ngành đã phát hiện 10.284 vụ vi phạm, tăng hơn 1.000 vụ; riêng QLTT phát hiện 3. 573 vụ, tăng 571 vụ so với năm trước. Trong đó hàng cấm chiếm 238 vụ, hàng lậu 1210 vụ, 577 vụ giả mạo hàng hóa, 666 vụ vi phạm quy định về nhãn hàng hóa; thu được hơn 70 tỷ đồng, tăng 32 % so với năm trước.
Giải pháp?
Phó Giám đốc Sở Công Thương, kiêm Chi Cục trưởng QLTT tỉnh Kiên Giang Nguyễn Ái Việt cho rằng, do đường biên giới của tỉnh quá dài, địa
hình phức tạp nên hiệu quả phòng chống buôn lậu chưa cao. Phát hiện buôn lậu đã khó, chứng minh được là hàng lậu lại càng khó hơn, trong khi các lực lượng chống buôn lậu xử lý hành vi này mỗi nơi một kiểu, dẫn đến hiệu quả không cao. Xăng dầu hiện đang chảy ngược dữ dội qua biên giới phía Nam và chưa có dấu hiệu ngừng do chênh lệch giá giữa hai quốc gia khá lớn. “Phải quy trách nhiệm cho các đầu mối hoặc tổng đại lý phân phối xăng dầu mới ngăn chặn được tình trạng bán xăng dầu cho buôn lậu hiện nay” Giám đốc Sở Công Thương Đỗ Thanh Hòa bức xúc.
Cục phó Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan, Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, để ngăn nguồn xăng dầu chảy qua biên giới, Nhà nước cần điều chỉnh giá xăng dầu tăng lên thì hàng lậu mới chấm dứt. Đại diện Công ty TNHH Thương mại một thành viên Đồng Tháp cũng kiến nghị, giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu ở biên giới hiện nay là đưa giá xăng dầu tiệm cận với giá thị trường.
Tuy nhiên, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, để chống buôn lậu xăng dầu phải có giải pháp cụ thể. Giải pháp căn cơ, lâu dài là về giá quy định trên xăng dầu nhưng phải có lộ trình. Còn trước mắt lực lượng QLTT phải tăng cường kiểm soát thị trường nội địa, trên biên giới, cương quyết xử lý vi phạm, thậm chí cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ Công Thương sẽ sớm xây dựng, ban hành quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu qua biên giới trong tháng 3/2011 này. Mặt khác, sẽ tăng cường lực lượng QLTT từ 6.000 lên 9.000 người. Tạm thời các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chỉ hoạt động từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều…
Thái Mỹ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà