Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ ý chí đến… giảng dạy

Thứ hai, 04/03/2013 - 06:58

(Thanh tra) - Giáo dục kiến thức, giúp học sinh hiểu biết về pháp luật để góp phần làm thay đổi hành vi, ý thức chấp hành pháp luật là giáo trình đang được triển khai tại nhiều trường. Tuy nhiên, mảng giáo dục này hiện còn nặng tính hình thức. Bài viết ghi nhận thực tế tại TP. Hồ Chí Minh…

Thiếu hấp dẫn

Hiện nay, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh trong chương trình học chính khóa chủ yếu thông qua môn học giáo dục công dân ở bậc THCS, THPT. Tuy nhiên, môn học này bị học sinh coi là “môn phụ”, bởi thời lượng chỉ 1 tiết/tuần, không thi cử, nội dung chương trình khô, khó nên không hấp dẫn các em. Tư liệu, hình ảnh phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giảng dạy ở các trường hầu như không có.

Cô Trần Phương Linh, giáo viên THCS Nguyễn Hiền cho rằng: Từ phương thức đến hình thức trình bày của các bài học về pháp luật theo lối cũ, thiếu hình ảnh minh họa đã khiến học sinh không hứng thú. Khi giảng dạy phần nhiều giáo viên phải tự sưu tầm tài liệu, hình ảnh và liên hệ với các tình huống trực quan để giúp học sinh hứng thú hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nội dung học tập này vẫn không mấy hấp dẫn học sinh.

Ngoài kênh giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn giáo dục công dân, thì hình thức tuyên truyền, giáo dục khác, học tập ngoại khóa, thông qua các cuộc thi, đang được đẩy mạnh thời gian qua. Thống kê cho thấy, ngoài các hội thi tìm hiểu về ANGT do Sở GD&ĐT, Phòng GD tổ chức ít nhất 3 lần trong năm, các trường cũng được sự hỗ trợ của Ban ATGT quốc gia, cảnh sát giao thông thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, tuyên truyền… Thế nhưng, các kênh và bài học pháp luật khác không được đề cập nhiều.

Cô Ánh Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản, quận 12 thừa nhận: Do lịch học quá dày, thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa hạn chế, đặc biệt là tại các trường THPT. Vì vậy, mỗi năm  trường thường chỉ tổ chức 1 đến 2 buổi nói chuyện, tư vấn pháp luật, nhưng theo nhiều học sinh, các buổi nói chuyện chưa thật sự sinh động, hấp dẫn vì còn thiếu các tình huống ứng xử cụ thể.

Cần những thay đổi

Đây là điều mà chính những giáo viên trực tiếp đứng lớp làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh đã nhìn thấy. Nhưng giải pháp của các trường vẫn là tự linh hoạt thực hiện thông qua những hình ảnh, tình huống tự sưu tầm để mang đến cho học sinh những buổi học hấp dẫn, sôi nổi.

Bộ GD&ĐT cũng rất chú trọng công tác giáo dục pháp luật và tuyên truyền pháp luật cho học sinh nên đã yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD, các trường phối hợp và làm tốt công tác này. Tuy nhiên, hiệu quả từ thực tế vẫn chưa cao, nhiều trường vẫn chỉ làm theo tính hình thức mà thiếu sự đầu tư, phối kết hợp.

Thầy Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng THPT Chuyên Lê Hồng Phong cho rằng: Giáo dục pháp luật bằng những lý thuyết, tuyên truyền “suông” sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, cần thiết phải có những việc làm thiết thực, những hình ảnh, tình huống giáo dục cụ thể, “đập vào mắt các em” mới có thể thay đổi nhận thức của học sinh.

Những tiết học sinh động kiểu đưa ra những tình huống cụ thể từ các chú Công an, điều tra viên của Công an TP. Hồ Chí Minh như tại Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, quận 3, thời gian qua thật sự đáng để các trường nghiên cứu. Những buổi học luật dưới hình thức tương tác, thông qua những tình huống xảy ra hàng ngày, đã được các em đón nhận hết sức rộn ràng. Những kiến thức pháp luật tưởng như khô khan lại trở nên gần gũi, dễ nhớ và được các em học sinh tiếp thu nhanh chóng.

Đây là lần đầu tiên em được học luật theo hình thức này, em thấy rất vui và bổ ích. Những gì các chú Công an đưa ra, kết luận và hướng dẫn tụi em cách ứng xử với những tình huống phát sinh cụ thể trong cuộc sống giúp tụi em nhìn ra rất nhiều vấn đề. Biết luật, hiểu rõ hậu quả mình phải chịu rồi, tụi em sẽ tránh để không phạm tội.

Em Nguyễn Hoàng Nhân, học sinh lớp 10, Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm chia sẻ: Chúng em mong muốn học pháp luật phải nhẹ nhàng, vui vẻ như được xem các bộ phim, tiểu phẩm, được tham gia xử lý các tình huống pháp luật hay, dí dỏm, thực tế trong đời sống mỗi ngày.

Giáo viên môn Giáo dục công dân của Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, Cô Bùi Xuân Kim Sa cho biết: Đây không phải là lần đầu tiên Trường phối hợp với Công an tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu luật theo hình thức giao lưu. Các anh công an vừa nắm rành luật vừa có kinh nghiệm phòng chống tội phạm nên giảng dạy cho các em rất hiệu quả.

Ở độ tuổi mới lớn này, các em dễ xảy ra va chạm, xích mích, nếu hiểu luật thì các em sẽ hạn chế ẩu đả gây thương tích cho nhau. Vì vậy, những buổi học, tuyên truyền pháp luật dưới sự phối hợp, trực tiếp tham gia của các chiến sĩ Công an sẽ luôn có tác dụng và hiệu quả lớn hơn là những buổi tuyên truyền khô khan theo lối truyền thống.


Anh Tú

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm