Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/01/2013 - 13:27
(Thanh tra)- Trường cũ xuống cấp và có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào, cơ sở mới thì trật trội không đủ phòng học. Vì vậy, từ nhiều năm nay, hơn 400 học sinh và giáo viên Trường Mầm non xã Kim Tân, huyện Kim Sơn, phải chịu nhiều thiệt thòi khi phải đi học nhờ tại các địa điểm khác nhau trong xã như: Nhà văn hóa thôn, Trường cấp II, Chốt trực chiến của Bộ đội Biên phòng…
Ngôi trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng và có thể sập bất cứ lúc nào.
Học nhờ tại 6 địa điểm khác nhau
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, Trường Mầm non xã Kim Tân xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, đến nay đã xuống cấp và không bảo đảm an toàn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường.
Năm 2000, UBND xã Kim Tân đã đầu tư xây dựng thêm một cơ sở khác gồm 2 phòng học và một phòng chức năng. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, là xã thuộc vùng bãi ngang của huyện Kim Sơn, đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn nên việc đóng góp để xây dựng trường mới còn rất hạn chế. Chính vì vậy, cơ sở mới được xây dựng rất chật chội và không đủ phòng để dạy và học; cơ sở cũ vẫn được tận dụng để giảng dạy.
Đến năm 2010, do trường xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào, gây mất an toàn nên Ban Giám hiệu đã mượn một số địa điểm trên địa bàn xã để làm lớp học.
Bà Phạm Thị Thanh, Hiệu trưởng cho biết: Trường có 452 học sinh chia thành 15 lớp học cùng với 35 cán bộ, giáo viên. Từ năm học 2010 - 2011, do điều kiện cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu và không bảo đảm an toàn nên nhà trường đã phải mượn một số địa điểm khác trên địa bàn xã để làm lớp học và là nơi nghỉ bán trú cho các cháu. Hiện tại, các cháu đang học nhờ tại 6 điểm khác nhau trên địa bàn xã như: Nhà văn hóa thôn 1, Nhà văn hóa thôn 6, Trường cấp II, Chốt trực chiến tiền tiêu của Bộ đội Biên phòng… Riêng Ban Giám hiệu thì phải mượn tạm một nhà dân để làm văn phòng.
Cơ sở vật chất thiếu thốn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và sinh hoạt của các cháu trong thời gian ở trường. Tại các điểm học nhờ, điều kiện về ánh sáng, nước sinh hoạt cũng như bàn ghế và các trang thiết bị để phục vụ dạy học không được bảo đảm gây ảnh hưởng đến việc học tập và vui chơi của các cháu. Chưa kể, các điểm học nhờ đều không có bếp nấu nên việc các cô phải nấu tại trường rồi dùng xe vận chuyển đến từng điểm một. “Ngày nắng thì đỡ, ngày mưa thì vô cùng vất vả, có điểm cách xa đến gần 7km trời mưa, đường trơn có hôm bị ngã đổ hết đồ ăn của các cháu, các cô lại phải quay về nấu lại”, bà Thanh nói.
Bà Thanh cho biết, Ban Giám hiệu và phụ huynh học sinh đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền để được quan tâm đầu tư xây trường mới, tạo điều kiện cho việc học tập của các cháu, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được.
Bao giờ hết cảnh học nhờ?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tăng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân cho biết: Thực trạng giáo viên và học sinh Trường Mầm non xã phải đi học nhờ trong nhiều năm qua là đúng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên xã không có kinh phí để xây trường mới. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, xã đã nhiều lần đề nghị với UBND huyện Kim Sơn và các cấp chính quyền sớm quan tâm và đầu tư để xây dựng một ngôi trường mới cho các cháu. UBND xã đã 4 lần làm hồ sơ để xin kinh phí đầu tư xây dựng ngôi trường mới, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được.
Cũng theo ông Tăng, vấn đề khó khăn nhất hiện nay vẫn là vốn. Xã đang tiếp tục huy động nguồn đóng góp từ địa phương, các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ của huyện để xây trường mới. Nếu huy động được nguồn kinh phí, xã sẽ tổ chức đấu thầu và cho triển khai xây dựng ngay trong năm 2013.
Ông Hoàng Văn Phương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Sơn cho biết, năm 2008, Phòng đã khảo sát, kê khai cơ sở vật chất tại Trường Mầm non xã Kim Tân và đã đưa vào danh sách để thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012. Song, do gặp khó khăn về vốn nên đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.
Trước thực trạng trên, đề nghị các ngành chức năng tỉnh Ninh Bình cần quan tâm, đầu tư để dự án sớm được triển khai, tạo điều kiện cho học sinh nơi đây có một ngôi trường học tập lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
Bài, ảnh: Nguyễn Trường
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình