Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 27/03/2011 - 20:42
Sông Ba bắt nguồn từ H.K’Bang, chảy qua địa phận thị xã An Khê (Gia Lai) rồi đổ về tỉnh Phú Yên. Nguồn nước từng cưu mang hàng chục vạn dân ven con sông này giờ cạn kiệt, trơ đáy, kể từ khi Nhà máy thủy điện An Khê, công suất 166 MW tích nước để chuẩn bị phát điện tổ máy số 1.
Nước chảy vào hệ thống lấy nước của Nhà máy đường An Khê đã cạn kiệt - Ảnh: Trà Sơn
Khai tử sông Ba
Theo quy luật thông thường, sau khi chảy qua các tổ máy phát điện, nguồn nước sẽ đổ trở lại sông Ba. Song do đặc thù của thủy điện An Khê, nước sông Ba đến bờ đập của công trình thủy điện này, các nhà thiết kế đã cho dòng nước rẽ ngoặt theo đường dẫn, chảy về sông Kôn tỉnh Bình Định - nơi đặt các tổ máy phát điện dưới đó. Vì vậy, thay vì đổ trở lại sông Ba, toàn bộ nguồn nước đã chảy về Bình Định. Đó là nguyên nhân khiến sông Ba trơ đáy.
Khi Tập đoàn điện lực VN quyết định thi công công trình này, với bản thiết kế “tiêu diệt sông Ba” như trên, tỉnh Phú Yên đã không đồng ý. Song công trình vẫn cứ tiếp tục thi công và hoàn thành, chuẩn bị phát điện. Con sông Ba đã chính thức bị “khai tử” kể từ khi nhà máy quyết định tích nước vào tháng 2.2011. Dọc chiều dài sông Ba từ chân đập thủy điện An Khê đến huyện Kông Chro, dài 30 km, giờ thành dòng sông chết. Kể từ đó, dòng sông trở thành nơi tập kết của đủ loại rác thải; đặc biệt, khi dịch long mồm lở móng xuất hiện tại vùng này vào tháng 1 và 2.2011, dân đã vứt hàng trăm con heo, gà chết ra sông, gây hôi thối cả một vùng. Bức xúc vì quá ô nhiễm, thị xã An Khê đã kiến nghị với nhà máy cho xả nước tạm thời để cuốn đi số gia súc gây hôi thối nói trên. Nhà máy đã “nhón tay làm phúc” xả được một hôm, xong là đóng sập cửa xả, sông Ba tiếp tục trơ đáy. Đi dọc bờ sông Ba, đoạn qua thị xã An Khê hiện nay, mùi hôi thối của đủ các loại chất thải từ các nhà máy và của người dân bốc lên nồng nặc.
Người trồng mía điêu đứng
Nhà máy đường An Khê, công suất 4.500 tấn mía/ngày, đang vào giai đoạn cực kỳ căng thẳng do hiện là mùa khô Tây Nguyên, mía chín rũ ngoài đồng nên ai cũng tranh thủ chặt mía bán cho nhà máy. Thế nhưng, bắt đầu từ ngày 19.3.2011, Nhà máy thủy điện An Khê “sập cửa” xả nước xuống sông Ba, số nước ít ỏi còn lại trên sông chảy dồn về nơi đặt máy bơm, nhưng chỉ 4 ngày sau, số nước mót vét ấy cũng cạn kiệt, nhà máy đành đóng cửa. Nhà máy đã làm tờ trình báo cáo lên đủ các cấp ở tỉnh Gia Lai nhờ can thiệp giúp nhưng mọi nỗ lực của họ chỉ được “đền đáp” bằng một lời chối từ thẳng thừng: “Đang tích nước để phát điện nên không xả được!”. Trên 350 xe chở mía đang sắp hàng trước cổng nhà máy đường chờ đến phiên để được cân mía đành nằm bất động suốt 2 ngày qua. Hàng ngàn hộ nông dân trồng mía đã chạy nháo nhào tìm đường cầu cứu nhưng nhà máy thủy điện vẫn một mực chối từ, mặc dù họ vẫn báo cáo với lãnh đạo tỉnh Gia Lai là “xả nước rồi”. Chiều tối 23.3, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường Gia Lai đã về tận Nhà máy đường An Khê để xem thực hư. Số liệu mà họ đo được lượng nước đang xả chỉ 0,47m3/giây, trong khi nhu cầu của nhà máy đường là từ 2,5 - 3m3 nước/giây. Thế là nhà máy đành dừng sản xuất.
Sáng ngày 24.3, chúng tôi tiếp cận với lãnh đạo nhà máy, có văn phòng đang đặt tại An Khê nhưng người phụ trách trạm thì “đi vắng”, gọi điện thoại thì được trả lời là “đang về Bình Định”. Chúng tôi nối mạng với ông Nguyễn Văn Tặng, Phó ban quản lý, trực tiếp phụ trách Nhà máy thủy điện An Khê. Trả lời câu hỏi vì sao không xả nước để nhà máy đường “đứng bánh” khiến hàng ngàn hộ trồng mía không bán được mía, ông Tặng nói: “Bộ NN-PTNT và Tập đoàn điện lực đã có thỏa thuận rồi. Hiện đang tích nước để phát điện. Nếu người dân và các nhà máy khác có nhu cầu thì phải có “kịch bản” (nguyên văn - PV) đàng hoàng, rằng dân cần bao nhiêu nước để sinh hoạt, nông dân cần bao nhiêu nước để tưới cây, các nhà máy cần bao nhiêu nước để sản xuất… sau đó phải có tờ trình đề nghị, bấy giờ chúng tôi mới xả nước theo kế hoạch chứ không thể xả nước tràn lan, vì nếu dùng không hết thì nước sẽ trôi tuột về Đà Rằng (Phú Yên) rất lãng phí”(!). Chúng tôi không bình luận gì thêm về câu trả lời này, song điều cần tái khẳng định là: nước là tài sản chung mà mọi người dân và doanh nghiệp đều được hưởng chứ không chỉ dành cho ngành điện lực!
Trong khi chờ “kịch bản nước” mà các cấp phải trình lên để xem xét, trên 7 vạn dân thị xã An Khê buộc phải đào giếng để uống thứ nước đầy ô nhiễm đã thẩm thấu từ nguồn sông Ba đang khô cạn. Và hàng vạn nông dân An Khê, K’Bang đang phải đối mặt với một mùa mía thất bát, bởi trên đồng hiện nay còn đến trên 350 ngàn tấn mía chưa thu hoạch.
(TNO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền