Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiếu luật xử lý nạn ăn cắp nước

Thứ ba, 29/03/2011 - 10:09

(Thanh tra) - Trong số những mối lo về thiếu hụt, khan hiếm nguồn nước như xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, thất thoát nước… người ta thấy có cả tệ trạng “ăn cắp” nước sạch !

Thủ đoạn tinh vi

Theo phản ánh của nhiều Công ty CP cấp nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, thời gian gần đây tình trạng ăn cắp nước sạch xảy ra không những nhiều về số lượng mà còn ngày càng tinh vi về thủ đoạn.

Giám đốc Phạm Mạnh Đức của Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn cho biết, chỉ trong những ngày cuối tháng 2 vừa qua, đơn vị này đã phát hiện 5 hộ dân có hành vi ăn cắp nước sạch. Theo xác nhận của Giám đốc Phạm Mạnh Đức, đây chỉ là một vài hộ mới nhất bị bắt quả tang ăn cắp nước trong tháng 2, nếu tính trung bình cả năm 2010, số hộ có hành vi trộm nước này có thể lên tới hàng trăm.

Thủ đoạn của đối tượng gian lận nước đang ngày càng tinh vi, vì thế cũng gây nhiều thách thức, khó khăn cho cơ quan chức năng. Theo lãnh đạo một đơn vị cấp nước, thủ đoạn đó có thể chỉ đơn thuần là đâm cây kim khéo léo vào đồng hồ nước khiến làm kim quay ghi nhận lượng nước tiêu thụ bị chậm lại; hoặc đối tượng sử dụng một cục nam châm đặt lên đồng hồ nước cũng nhằm mục đích làm chậm tốc độ quay của kim đồng hồ nước; hoặc đối tượng lợi dụng lúc đêm hôm hay ban ngày vào thời điểm vắng người để lắp một đường ống cấp nước riêng từ mạng cấp nước chung của khu vực, đưa nước vào nhà nhưng không qua đồng hồ nước… “Bằng những chiêu gian lận đại loại như thế, các đối tượng gian lận nước đã có thể thu lợi bất chính hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lít nước sạch mỗi tháng!” vị lãnh đạo này nói thêm.

Vì thiếu chế tài, hiếm khi ngành cấp nước thu hồi được đủ lượng nước sạch, quy đổi bằng tiền, đã thất thoát.

Đa số các vụ mất trộm nước sạch đều tập trung xảy ra ở những địa bàn nằm ở khu vực cuối nguồn nước, tức là những nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu nước sạch, như các quận 5, 6, 8, Bình Tân và Bình Chánh. Điều này mặc nhiên giải thích vì sao Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn, đơn vị đảm nhiệm cấp nước sạch cho các quận phía Tây thành phố nêu trên, lại đang đứng đầu về tỉ lệ thất thoát nước cao nhất.

Thiếu chế tài?

Mặc dù ngành cấp nước đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn hành vi gian lận nước nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Cách xử lý thông thường của ngành cấp nước một khi phát hiện hành vi ăn cắp nước tựu trung chỉ là lập biên bản rồi sau đó thương thảo việc bồi thường. Vì cho đến nay, chưa có các quy định về bồi thường. Chưa kể tình trạng đa phần người “chôm chỉa” nước sạch rất ngoan cố, không bao giờ thừa nhận mình đã ăn cắp nước. Hệ quả của toàn bộ những khó khăn nêu trên đó là ngành cấp nước tiêu tốn nhiều thời gian công sức vào quá trình thương thảo bồi thường, và cũng hiếm khi ngành cấp nước thu hồi được đủ lượng nước sạch, quy đổi bằng tiền, đã thất thoát.

Theo Giám đốc Phạm Mạnh Đức của Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn, suy cho cùng đầu dây mối nhợ của những tồn đọng nêu trên chính là do thiếu cơ sở pháp lý, thiếu quy định chế tài nhằm xử lý đối tượng có hành vi gian lận.

Thực ra, khi đối đế ngành cấp nước vẫn có thể sử dụng biện pháp mạnh nhất là cắt nước, ngưng cung cấp nước để cảnh cáo khách hàng có hành vi gian lận. Tuy nhiên động thái này không phải lúc nào cũng thực sự có tính răn đe, vì trên thực tế đã có nhiều người bán nhà, “lánh” đi nơi khác sinh sống, dễ dàng vô hiệu hóa biện pháp xử lý.

Vấn đề đặt ra là ngoài bản thân ngành cấp nước, dường như không còn lực lượng nào có thẩm quyền xử lý tệ trạng ăn cắp nước. Khi được hỏi, cả lực lượng Thanh tra Xây dựng lẫn Thanh tra Giao thông đều khẳng định “không có chức năng xử lý” đối với hành vi gian lận nước. Theo họ, Nghị định 126/NĐ-CP trước đây quy định lực lượng Thanh tra Giao thông đảm trách xử lý cả mảng cây xanh, thoát nước, chiếu sáng và cấp nước.

Thế nhưng từ tháng 05/2009, Nghị định 126 đã được thay thế bằng Nghị định 23 và theo quy định tại Nghị định 23, mảng cấp nước không còn giao cho Thanh tra Giao thông thụ lý.

   Thiện Nhân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm