Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/03/2013 - 10:24
(Thanh tra) - Vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, cách TP Kon Tum 55km. Nơi đây đang được đầu tư xây dựng và hứa hẹn sẽ là thiên đường nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế.
Điểm đến hấp dẫn
Măng Đen nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 - 1.200m so với mặt nước biển, nhiệt độ bình quân cả năm giao động từ 18 - 24oC. Cảnh vật tại Măng Đen hầu như còn nguyên sơ. Rừng nguyên sinh chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên (hơn 100.000ha); có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, nhiều loại gỗ và dược liệu quý hiếm như: Pơmu, trầm gió, quế; có nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm như: Hươu, nai, trăn, nhím... Bên cạnh diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, Măng Đen còn có khoảng 4.000ha rừng thông được trồng từ những năm 1980 tạo thêm tính đa dạng hấp dẫn cho du lịch sinh thái.
Cùng với các rừng nguyên sinh, rừng thông, dòng sông Đắk Sơ Nghé với nhiều nhánh suối nhỏ, nhiều hồ nước như hồ Toong Đam, Toong Zơ Ri, Tông Pô và nhiều hồ khác nếu được cải tạo có thể lên đến vài trăm ha xen lẫn trong những khu rừng nguyên sinh. Hệ thống thác ghềnh đa dạng có độ cao hàng trăm mét như: Thác Tu Rằng, thác Nước Ka, suối nước nóng Kon Du...
Măng Đen có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre, với nhiều nét văn hóa khác nhau. Nhiều lễ hội được người dân địa phương tổ chức hàng năm như: Lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội cầu mưa... các sản phẩm văn hóa đặc sắc: Văn hóa cồng chiêng, tục uống rượu cần... Măng Đen gắn liền với di tích lịch sử Măng Đen, Măng Bút, nơi đây đã từng diễn ra nhiều trận đánh ác liệt mà nhiều chiến sỹ của ta đã hy sinh như trận đánh ngày 28/1/1954 - đây là trận đánh mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Măng Đen còn để lại nhiều di tích chiến tranh; trong đó, hang động đá đã từng chứa được hàng ngàn chiến sỹ cộng sản.
Điểm khác biệt giữa Măng Đen với các khu du lịch khác có tính tương đồng, đó là Măng Đen chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi những làn sóng phá rừng làm nương rẫy hoặc những đầu tư không có quy hoạch, tàn phá môi trường sinh thái.
Từ những tiềm năng to lớn và giá trị riêng của Măng Đen trong việc phát triển khu du lịch sinh thái, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất đưa Măng Đen vào Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Việt Nam. Ngày 5/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Du lịch Sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung Đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.
Theo đó: Vùng Du lịch Sinh thái Măng Đen bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plông (khoảng 138.116ha), là vùng du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum.
Toàn vùng Kon Plông được chia làm 4 vùng dựa trên vị trí, điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển, bao gồm:
+ Vùng du lịch đô thị Kon Plông (vùng du lịch trung tâm) của Vùng du lịch Măng Đen: Diện tích tự nhiên là 14.682,7ha, bao gồm các chức năng: Thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp có các loại hình du lịch: Cảnh quan sinh thái, lễ hội, ẩm thực, trải nghiệm... Diện tích đất xây dựng khoảng 3.000ha.
+ Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đắk Tăng - Măng Bút, Đắk Ring - Đăk Nên. Diện tích đất tự nhiên là 67.526ha có các loại hình du lịch: Cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm sóc sức khỏe...
+ Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên là 35.388ha gồm các loại hình du lịch: Chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm, khám phá tự nhiên.
+ Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, xã Pờ Ê) với diện tích tự nhiên là 20.159ha có các loại hình du lịch như: Cảnh quan, trải nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí...
Hệ thống các trung tâm du lịch
Trung tâm du lịch chính: Đô thị Kon Plông là trung tâm du lịch chính của Vùng Du lịch Sinh thái Măng Đen, bao gồm các chức năng: Nghỉ ngơi, điều dưỡng, du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn ca múa nhạc, làng văn hóa dân tộc, công viên hoa chuyên đề... có diện tích khoảng 3.000ha.
Khu du lịch Đắk Tăng - Măng Bút: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại. Quy mô khu trung tâm 1.350ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%, dự kiến bao gồm các hạng mục chính: Khu trung tâm, làng văn hóa dân tộc, làng du lịch sinh thái, khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.
Khu du lịch Đắk Nên: Là khu du lịch chẩn trị và tắm khoáng. Quy mô khu trung tâm khoảng 350ha, mật độ xây dựng tối đa 5% các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.
Khu du lịch Ngọc Tem: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại và điều dưỡng. Quy mô khu trung tâm khoảng 725,94ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.
Khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê: Là khu vực khai thác về tiềm năng lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng 2.507,92ha, mật độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ xây dựng nhỏ hơn 5%.
Với việc thấy được những tiềm năng to lớn trong việc phát triển Vùng Du lịch Sinh thái Măng Đen của Trung ương, cùng với sự đầu tư của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông riêng; chắc chắn sau Quyết định 298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Măng Đen sẽ không chỉ là niềm tự hào của người dân Kon Tum bởi nơi đây sẽ là thiên đường nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế.
Một số hình ảnh Vùng Du lịch Sinh thái Măng Đen:
Trần Kiên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính