Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh Hóa: “Cấm” nhưng vẫn còn treo

Thứ tư, 16/02/2011 - 20:58

(Thanh tra) - Mặc dù đã có lệnh “cấm”, thế nhưng trước, trong và sau Tết nguyên đán Tân Mão 2011, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng người dân treo đèn lồng tràn lan khắp các phố phường, đường xá… ở một số địa phương.

Mặc dù đã có "lệnh cấm" nhưng đèn lồng vẫn cứ treo ở khắp các tuyến giao thông nông thôn

Tại buổi làm việc, đại diện Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ (TTCP), Bộ Tư pháp đã cùng thảo luận về việc lược bỏ quy định cụ thể một số quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước (Điều 3); lược bỏ quy định trách nhiệm phối hợp xử lý vụ việc nhiều người cùng KN về một nội dung (mục 2 chương III), Điều 22 của Dự thảo.

Theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, quy định cụ thể một số quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng mà Luật KN đã giao Chính phủ quy định chi tiết. Mặt khác, việc quy định các quyết định hành chính, hành vi hành chính như Dự thảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện, áp dụng pháp luật về KN và giải quyết KN hành chính.

Ông Nguyễn Văn Kim, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (TTCP) cho biết, Tổ Soạn thảo nhận thấy, quy định trách nhiệm phối hợp xử lý vụ việc nhiều người cùng KN về một nội dung là vấn đề cần được quy định trong Dự thảo nhằm bảo đảm tính pháp lý và hiệu quả thực hiện trong thực tiễn. Quy định này cũng phù hợp với quy định của Luật KN về việc nhiều người cùng KN về một nội dung.

Mặt khác, thực tế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ thường giao cho TTCP và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xem xét lại nhiều quyết định giải quyết KN có hiệu lực nhưng công dân vẫn tiếp khiếu. Về vấn đề này, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải quyết KN, tố cáo tháng 5/2012, Thủ tướng đã chỉ đạo TTCP nghiên cứu để có cơ chế xử lý dứt điểm.

Điều 24, 25 Luật KN cũng quy định, Tổng Thanh tra, chánh thanh tra các cấp, ngành có thẩm quyền kiến nghị với thủ trưởng cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm; xem xét, xử lý đối với người vi phạm khi phát hiện có vi phạm pháp luật về KN. Do vậy, việc quy định những nội dung, trách nhiệm xem xét, kiểm tra quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp khiếu là hết sức cần thiết và việc quy định như Điều 22 của Dự thảo không trái với quy định của Luật KN.

Các ý kiến cũng tán thành quan điểm của Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh và Trưởng Ban Soạn thảo Dự thảo. Về mặt biên bản hành chính, các đại biểu đề nghị chỉnh sửa bảo đảm đúng quy chuẩn được quy định, câu chữ rõ ràng, rành mạch. Đồng thời đề nghị giữ nguyên Điều 22, chỉ chuyển khoản 2, Điều 22 lên thành khoản 1 để bảo đảm tính nguyên tắc của việc kiểm tra và giải quyết KN, tố cáo.

Phương Hiếu 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm