Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng viện phí: Chất lượng có tăng?

Thứ năm, 05/05/2011 - 08:13

(Thanh tra)- Từ giữa năm 2010, sau khi Bộ Y tế trình dự thảo giá viện phí mới thay cho khung giá viện phí đã được áp dụng từ năm 1995 đến nay, trong đó đề xuất tăng giá khoảng 350/3.000 dịch vụ mà các bệnh viện (BV) đang áp dụng khiến dư luận hết sức quan tâm. Nhiều khả năng, giá viện phí mới sẽ được áp dụng trong năm 2011.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức cho rằng, viện phí tăng có lộ trình, nghĩa là phải tăng tịnh tiến với mức lương, thu nhập bình quân của người dân, sự phát triển của kinh tế - xã hội. Dù vậy, ông Quyết cũng băn khoăn: Nếu giá viện phí đã tăng cao, các BV phục vụ không tốt, chất lượng dịch vụ không nâng cao, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm với Nhà nước ra sao?

Dự kiến, khung viện phí mới sẽ được thực hiện đồng loạt trong thời gian tới bởi theo các BV, chất lượng dịch vụ y tế hiện nay quá bất cập. Tuy nhiên, không ít người bày tỏ băn khoăn việc tăng viện phí có cải thiện được chất lượng dịch vụ, hỗ trợ người nghèo và người bệnh mãn tính. 

Theo dự thảo mới, giá khám bệnh ban đầu tại BV hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2 sẽ tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/lượt hiện nay lên khoảng từ 20.000 - 30.000 đồng/lượt; giá tiền giường bệnh tại BV hạng 1, hạng đặc biệt  với các bệnh phải mổ từ 8.000 - 10.000 đồng/ngày tăng lên 70.000 - 100.000 đồng/ngày; các thủ thuật nội soi thanh quản, lấy dị vật từ 20.000 - 60.000 đồng tăng lên từ 300.000 - 350.000 đồng…

Mặc dù Bộ Y tế cho rằng, việc tăng viện phí không ảnh hưởng tới nhiều người vì chỉ có 2% dịch vụ tăng giá, nhưng phần lớn dịch vụ này rất thiết yếu khi bệnh nhân vào BV như: Tiền khám bệnh, xét nghiệm máu, giường bệnh… Trong khi đó, vẫn còn rất nhiều đối tượng phải đồng chi trả bảo hiểm y tế (BHYT). Ngay cả người nghèo vẫn phải trả thêm một khoản chi phí đáng kể cho các loại thuốc không được BHYT thanh toán cũng như các chi phí gián tiếp khác. Hiện nay viện phí chưa tăng nhiều, nhiều người bệnh đã không đủ sức chi trả, vậy khi tăng thêm hàng chục lần sẽ có bao nhiêu người mất cơ hội được chăm sóc y tế?

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế phân tích, dù hiện tại nước ta đã đạt mốc thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/năm, nhưng thực tế trong đó chỉ vài phần trăm dân số thu nhập cao, còn lại chia nhau một phần GDP quá nhỏ. Với mức tăng viện phí gấp 3 - 7 lần như dự thảo đề ra trong hoàn cảnh lạm phát gia tăng, đồng lương và thu nhập của người lao động còn thấp, chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho người dân.

Theo Bộ Y tế, mục đích cuối cùng của việc điều chỉnh viện phí là nhằm bảo đảm công bằng xã hội, để người có điều kiện về kinh tế bỏ đúng số tiền đáng phải chi trả cho việc điều trị bệnh của mình, Nhà nước không phải hỗ trợ mọi đối tượng, giảm gánh nặng cho ngân sách. Một phần số tiền mà bệnh nhân bỏ ra qua việc đóng viện phí sẽ quay trở lại đầu tư (mua máy móc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao...) phục vụ công tác khám chữa bệnh  cho họ. Còn, các nhóm đối tượng khác, sự công bằng được thể hiện ở chỗ: Người có công, trẻ em dưới 6 tuổi, được Nhà nước bảo hộ bằng việc mua BHYT 100%; người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn được thanh toán 100% nếu khám chữa bệnh tại trạm y tế và 5% tại các BV công lập. Đối tượng cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mệnh giá BHYT của người nghèo; học sinh, sinh viên được hỗ trợ từ 30% - 50%. Từ ngày 1/1/2012, các đối tượng làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cũng được bảo hiểm hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thực tế cũng cho thấy, hiện nay có rất nhiều người bệnh có nhu cầu tìm đến các dịch vụ y tế chất lượng cao, thậm chí ra nước ngoài chữa bệnh. Mặc dù trong nhóm đối tượng này cũng có nhiều người mắc các bệnh nặng (ung thư, chạy thận nhân tạo...) gặp khó khăn vì chi phí lớn, nhưng họ vẫn có hướng giải quyết rất hiệu quả là tham gia BHYT tự nguyện, hoặc có sự hỗ trợ từ quỹ hỗ trợ của các BV, địa phương... Khi đó, gánh nặng viện phí sẽ giảm đi.

Điều chỉnh tăng viện phí là cần thiết nhằm tạo ra nguồn lực đầu tư trang thiết bị y tế, giúp các BV tự chủ về tài chính, giảm gánh nặng cho ngân sách. Và không ai khác, chính người bệnh sẽ được tiếp cận những dịch vụ y tế chất lượng hơn. Song, việc điều chỉnh này cần có lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân.

Hà Linh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm