Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng học phí, nặng thêm vai người nghèo

Thứ sáu, 16/10/2015 - 06:30

(Thanh tra)- Từ tháng 12 năm nay, học phí đại học công lập sẽ điều chỉnh tăng từ 600 ngàn đồng lên gần 1 triệu đồng/tháng. Quyết định này có ảnh hưởng lớn đến cả triệu gia đình có con học đại học, đặc biệt là các gia đình sản xuất thuần nông ở vùng sâu, vùng xa.

Từ tháng 12 năm nay, học phí đại học công lập sẽ điều chỉnh tăng. Ảnh minh họa: vtc.vn

Lâu nay, nhà trường “kêu” muốn dạy tốt thì phải trả lương tốt cho thầy cô giáo, có tiền để đầu tư sắm sửa cơ sở vật chất. Từ trước đến nay nguồn thu chủ yếu của trường là học phí. Với mức thu như đã từng thu, thì thu chưa đủ bù chi. Do vậy, nâng mức thu là hợp lý.

Trung bình mỗi sinh viên xa nhà học đại học, học phí gần 1 triệu/tháng, cộng các khoản tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền quần áo, sách vở... cũng ngót nghét 4 triệu đồng/tháng. Mức chi cho sự học hết cả lương hưu của một người  và cũng sắp hết lương của một công chức, viên chức “thường thường bậc trung”... Đối với gia đình làm nông, không có nghề phụ khác thì học phí mỗi tháng của con tiêu tốn 5 tạ thóc. Một người đi học thì cả gia đình điêu đứng theo! Đã có bao nhiêu gia cảnh bần hàn túng thiếu vì sự học của con cái ở khắp các vùng quê. Tốn kém là vậy, nhưng nhiều năm trở lại đây, cả triệu cử nhân, kỹ sư vẫn mịt mờ trên đường tìm việc. Công việc mà lớp trẻ đang làm chỉ là tạm để trú chân qua ngày. Trong số họ, đã có mấy ai hài lòng với việc đang làm bởi những điều được học được biết cũng chưa giúp ích gì to tát cả.

Thời gian qua đã có nhiều sinh viên quyết định “không đánh đu với đại học nữa” bởi tương lai cũng chẳng sáng sủa gì. Nghe thì phản khoa học nhưng sự thật chua chát lại  hiển nhiên. Đó là những sinh viên quyết đoán, họ trở về quê quyết làm trang trại chăn nuôi gà vịt, trồng rừng... hoặc ra lại thành phố thành lập một nhóm kinh doanh, dịch vụ sửa chữa... Nhiều sinh viên sẵn sàng chấp nhận “nửa đường đứt gánh” để làm lại sự nghiệp, nhưng họ đã không vượt qua cửa ải của dư luận. Điều ngại nhất là quê hương, làng xóm nghĩ mình bị kỷ luật hoặc không theo học kịp. Tai tiếng không chỉ bản thân mình chịu mà còn ô danh cả gia đình. Đó là lý do mà nhiều sinh viên “cũng  liều nhắm mắt đưa chân” để rồi gia đình trở thành một “chúa Chổm” của ngân hàng chính sách...

Học phí tăng, nhiều gia đình kiến nghị tín dụng học sinh nâng lên 2 triệu đồng/tháng thay vì mức 1,1 triệu đồng như hiện nay, có như thế mới hỗ trợ được phần nào, đành rằng vay thì phải trả, nhưng còn có chỗ để vay chứ còn hơn phải chấp nhận vay tín dụng đen ở quê nhà.

Hiện cả nước có trên 100 trường đại học công lập và trên 100 trường đại học ngoài công lập, nhưng trong 800 trường đại học hàng đầu thế giới không có hề có tên 1 trường đại học nào của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ chất lượng đào tạo của chúng ta đang thật sự có vấn đề! Các nhà quản lý giáo dục và các nhà giáo dục cho rằng, nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục đáng buồn thì nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là chi trả cho thầy cô giáo còn ở mức thấp, cần nâng cấp thiết bị dạy học nhưng lại thiếu tiền. Nhiều nhà quản lý kinh tế cho rằng: hoạt động giáo dục không phải như hoạt động kinh doanh. Do vậy, nâng mức học phí cũng phải theo lộ trình...

Nâng học phí phải đi kèm với các chính sách, chế độ để hỗ trợ con em người nghèo để họ có điều kiện đến trường. Nếu chỉ điều chỉnh học phí theo mức tăng lạm phát kinh tế mà không điều chỉnh các chính sách phù hợp thì sẽ dẫn đến thực trạng: giảng đường đại học ngày càng xa vời với con em người nghèo. Và xã hội bỏ qua một phần tiềm năng trí tuệ của con em người nghèo, họ không được bồi dưỡng, khai thác để đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Quan trọng hơn chính những con em  này sau khi trưởng thành trở về tích cực thay đổi cuộc sống vùng sâu vùng xa...

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm