Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/01/2013 - 07:03
(Thanh tra) - Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa làm việc với UBND TP. Hà Nội về tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và triển khai tháng cao điểm an toàn thực phẩm với chủ đề “Bữa ăn an toàn”.
Kiểm tra, ngăn chặn vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc
Hà Nội là địa bàn trọng điểm, tập trung đông dân cư nên việc kiểm soát ATVSTP thời gian qua hết sức khó khăn. Đặc biệt, trong dịp Tết tình trạng vận chuyển hàng hóa trái phép, nhập lậu vào địa bàn rất phức tạp. Vì vậy, công tác này đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, đấu tranh ngăn chặn với mục tiêu toàn dân có “bữa ăn an toàn”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Vấn đề người dân bức xúc nhất hiện nay là sản phẩm nông nghiệp có quá nhiều hóa chất như thuốc trừ sâu tồn dư trong rau củ quả, chất kháng sinh, vi sinh và các chất cấm khác có nhiều ở thức ăn động vật... Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, đang là vấn đề mà Bộ hết sức quan tâm, trăn trở.
Tuy nhiên, điều đáng mừng, qua buổi đi thực tế giám sát lấy mẫu thức ăn xét nghiệm một cách ngẫu nhiên ở nhiều nhà hàng và chợ trên địa bàn Hà Nội đều cho kết quả âm tính với hóa chất độc hại. Có được kết quả này do TP. Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và rất sớm. Đặc biệt, gia cầm nhập lậu vào Hà Nội đã giảm khoảng 90% do ngăn chặn, kiểm tra và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, Hà Nội đã liên kết tốt với các địa phương lân cận cung cấp hàng hóa, sản phẩm, góp phần tích cực loại bỏ sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nay có nhiều cửa hàng, nhà hàng, nhiều vùng sản xuất nên không thể đủ lực lượng để kiểm tra tất cả. Vì vậy, tới đây cần phân loại các nhà hàng, các cơ sở chế biến, các ngành nghề kinh doanh, qua đó tập trung kiểm tra các lĩnh vực nguy cơ mất an toàn cao. Nếu sai phạm tiến hành xử lý và sẽ đặc biệt quan tâm, kiểm tra lại nhiều lần đối với những đơn vị sai phạm nặng.
Cũng tương tự, ở lĩnh vực trồng trọt nông sản, tập trung tuyên truyền, khuyến cáo bà con không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất độc hại và tiến hành phân loại những mặt hàng này, đồng thời tăng cường kiểm tra. Năm 2013, Bộ NN&PTNT sẽ ưu tiên tập trung kiểm tra các lĩnh vực rau, củ, quả và thịt tươi sống.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đưa ra giải pháp, để khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, các cơ sở chế biến sản phẩm sạch thì cần tạo được sân chơi bình đẳng, không để những hộ gia đình, những doanh nghiệp làm ăn chân chính bị quá nhiều thiệt thòi. Ví dụ như, các cơ sở chế biến không tuân thủ quy luật bảo vệ môi trường, xả chất thải, nước thải ra ngoài không qua xử lý, kiểm duyệt thì chắc chắn sản phẩm của họ sẽ có lợi nhuận cao hơn, bán nhanh hơn bởi không phải chịu nhiều chi phí. Vì vậy, Bộ NN&PTNT cũng đang chuẩn bị trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định liên quan đến lĩnh vực xử phạt trong nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, các loại thức ăn và rượu độc hại đã tác động rất lớn tới sức khỏe nhân dân và cũng là nguyên nhân chính gây ung thư, ngộ độc thần kinh. Các loại thực phẩm nhập lậu không những ảnh hưởng sức khỏe mà còn bóp chết nền sản xuất trong nước. Vì vậy, giải pháp mà Bộ Y tế thấy cần thiết nhất trong thời gian tới là tăng cường lực lượng đi lấy mẫu để phân tích xét nghiệm.
Việc này, sẽ giúp phát hiện kịp thời các địa điểm thường xuyên sai phạm, cũng như góp phần tích cực phòng ngừa sai phạm. Hiện nay, các thủ đoạn đối phó ngày càng tinh vi nên việc phòng chống cũng cần quyết liệt và trí tuệ hơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ, “bữa ăn an toàn” phải thực sự được kéo dài, chứ không phải ngày một ngày hai và chỉ làm khi phát động. Muốn duy trì, tới đây cần phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân để phát động phong trào và nâng cao kiến thức cho hội viên. Bởi vì, bữa ăn an toàn phụ thuộc vào người chế biến bữa ăn đó. Và hãy hành động để khẩu hiệu “người tiêu dùng thông thái” không còn là hình thức như lâu nay.
Những ngày giáp Tết, Hà Nội đang đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương để tăng cường tuyên truyền, kiểm tra liên ngành đối với hàng trăm nhà hàng, cơ sở sản xuất và đã xử phạt hàng tỷ đồng; thu giữ và tiêu hủy lượng lớn hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, do địa bàn Hà Nội cung chưa đảm bảo cầu, một lượng lớn sản phẩm thành phố phải nhập từ ngoài vào, nên đây cũng là khoảng trống để các đối tượng lợi dụng nhập lậu. Hà Nội đã có nhiều giải pháp mạnh, tăng cường tối đa lực lượng chốt chặn các tuyến đường, bến phà để kiểm tra, xử phạt nghiêm hàng nhập lậu. Việc quan tâm phối hợp của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Hà Nội thuận lợi hơn rất nhiều trong việc ngăn ngừa thực phẩm thiếu an toàn.
Văn Cảnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng