Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

SGK Tiếng Việt mới thay đổi cách dạy chữ cho học sinh lớp 1 thế nào?

Thứ năm, 19/12/2019 - 08:00

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, điểm phát triển của SGK Tiếng Việt lớp 1 (Bộ Cánh Diều) là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết cuốn SGK Tiếng Việt 1 (bộ Cánh Diều) sẽ có những thay đổi nhất định so với SGK hiện hành.

Đến nay, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố các sách giáo khoa lớp 1 được chọn để các địa phương đưa vào giảng dạy trong năm học mới 2020-2021 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo các NXB, SGK mới sẽ được thiết kế và biên soạn theo hướng cải tiến, đáp ứng những yêu cầu mới phù hợp với mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới là phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Đến nay, nội dung của các cuốn SGK mới đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của xã hội.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời là Tổng Chủ biên sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều của NXB ĐH Sư phạm cho biết, cuốn sách do ông làm chủ biên sẽ tập trung phát triển những năng lực đặc thù cho học sinh mà chủ yếu là năng lực ngôn ngữ và phát triển 4 kỹ năng gồm đọc, viết, nói, nghe. Ngoài ra cũng chú trọng phát triển những năng lực chung như tự học, tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

"Nếu nhìn vào sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều thì sẽ thấy sự kế thừa SGK hiện hành nhiều, do đó tin chắc rằng các thầy cô đang dạy lớp 1 hiện nay khi sử dụng bộ sách có thể dạy được ngay. Thậm chí rất ít cần tập huấn bởi tính kế thừa", GS Thuyết nói.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, điểm phát triển của SGK Tiếng Việt lớp 1 "Cánh diều" là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học. “Khác với chương trình hiện hành ngay từ đầu đã dạy những chữ quá khó, ví dụ, chữ e, chữ b,... Chương trình mới sẽ dạy theo nét chữ. Bắt đầu chữ a, c từ những nét cong hở, rồi đến các chữ có nét cong kín", GS Thuyết nói.

Tổng Chủ biên cuốn Tiếng Việt 1 (bộ Cánh Diều) cho biết, điểm mới tiếp theo nằm ở chỗ các tác giả đã tận dụng ngay những chữ học sinh được học để tạo nên các bài đọc từ 6-7 tiếng, 20 tiếng và cuối học kỳ 1 là những bài đọc có 30 tiếng.

Điểm mới tiếp theo là sách có những bài chính tả ngay từ những tuần thứ 27 và học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua kể chuyện.

Ở phần luyện tập tổng hợp vào 9 tuần cuối cùng, mỗi tuần sẽ thiết kế có 2 tiết tự đọc để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, hình thành nếp đọc sách và năng lực tự học của học sinh. Ở phần luyện tập tổng hợp, mỗi tuần cũng được dành 1 tiết gọi là góc sáng tạo để học sinh có thể vận dụng những điều đã học được vào làm những sản phẩm như bưu thiếp, sưu tầm những hình ảnh về thiên nhiên...

GS Thuyết cho hay, ngoài phần nội dung bằng chữ, các hình ảnh cũng được thiết kế bắt mắt, sinh động và phù hợp để học sinh dễ tiếp thu, tránh tâm lý sợ hãi, áp lực.

Dạy về chủ quyền biển đảo ngay từ lớp 1

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, nội dung các bài đọc trong sách Tiếng Việt 1 do ông chủ biên đều nhấn mạnh vào các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Ví dụ, ngay ở tuần thứ 12, bài 66, khi học vần “yêt”, học sinh đã được đọc bài “Nam Yết của em”- một bài viết về chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới dạng văn bản đa phương thức (kết hợp kênh chữ với kênh hình).

Bài đọc với các câu ngắn kèm hình ảnh như: “Nam Yết nằm giữa biển, như nét chấm nhỏ trên bản đồ Việt Nam”; “Từ xưa, Việt Nam đã làm chủ Nam Yết”; “Nam Yết có nhà cửa, có đèn biển” ; “Chiến sĩ ở đó như ở nhà”; “Nam Yết là bộ phận của cơ thể Việt Nam”. Tiếp đó, phần đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nói điều em biết về đảo Nam Yết qua một tấm ảnh.

GS Thuyết cho hay, việc đưa nội dung giáo dục chủ quyền quốc gia vào SGK từ lớp 1 là yêu cầu của chương trình. Ở lớp 1, tác giả thiết kế dạy âm vần với tranh một cách dễ hiểu, dễ đọc. Bài 66 cũng là bài duy nhất có nội dung giáo dục về chủ quyền biển đảo trong sách.

Bên cạnh đó, Tổng Chủ biên cuốn Tiếng Việt 1 cho biết thêm, qua các giờ tự đọc sách, thảo luận, trải nghiệm sáng tạo, học sinh sẽ được bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đây cũng là sự thể hiện tư tưởng xuyên suốt của bộ sách là “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”./.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm