Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sau bão giá là bão học phí…

Thứ sáu, 07/11/2014 - 06:32

(Thanh tra)- Cơn bão tăng giá, tăng phí đang tràn vào cả giảng đường đại học. Bữa cơm sinh viên đã khốn khó càng trở nên thê thảm hơn khi cầm mấy chục ngàn trong tay đi chợ mà chẳng biết mua gì. Thôi thì lại điệp khúc đậu phụ, thịt mỡ và canh rau ngót. Giá cả tiêu dùng tăng chóng mặt làm cho cuộc sống sinh viên xa nhà cơ cực đến độ bần hàn.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bão giá chưa qua, bão học phí lại chuẩn bị ập tới, hình như nó cũng nhảy múa theo thời giá. Nếu như trước đây trung bình đại trà mỗi năm sinh viên đóng chừng 9 triệu đồng thì nay là 11 - 12 triệu đồng/năm, và dự báo nó có thể sẽ tăng lên 17 - 18 triệu đồng/năm. Lộ trình này nằm trong quy định được phép tự chủ của một số đại học công lập. Công lập tăng, không có lý do gì mà các hệ học khác như tại chức, liên thông, ngoài công lập… không tăng. Và rồi bão học phí khiến sinh viên và gia đình họ khốn khó, nhất là những gia đình nghèo ở quê cho con đi học đại học.

Một điều lạ lùng là nếu tăng học phí thì chất lượng giáo dục phải tăng, cơ sở hạ tầng cho giáo dục đại học phải đồng bộ và hiện đại, nhưng tất cả đều dừng lại, thậm chí xuống cấp và tụt hậu. Chỉ có học phí vẫn cứ tiến lên phía trước.

Học tập là ước mơ và quyền lợi, môi trường đại học là nơi để hoàn thiện con người nhằm phục vụ đất nước, xã hội tốt hơn, nhất là trong công cuộc đổi mới này. Nhưng cứ cái đà vù vù tăng học phí thì e rằng chỉ con những nhà có điều kiện mới đến được với giảng đường đại học.

Chúng ta đã bắt gặp những hình ảnh không mấy đẹp đẽ, phản giáo dục, thậm chí có chút bất nhẫn khi một số sinh viên bị đuổi học vì bị chậm hay không hoàn thành học phí. Có trường còn tính lãi kiểu “cho vay cắt cổ” nhang nhác cách làm của dân xã hội đen khi sinh viên chậm nộp tiền học phí.

Tăng học phí để người nghèo không được đến trường, tăng học phí để đóng sầm lại những ước mơ dang dở, tăng học phí khi chất lượng giáo dục không tăng, tăng học phí để thêm phân hóa giàu nghèo… tất cả những mặt trái này tồn tại dù nhỏ thì đều làm cho bộ mặt của nền giáo dục trở nên nhếch nhác…

Trần Ngọc Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm