Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy định “thi nhờ” của Bộ GD&ĐT: Không trường ĐH nào muốn!

Thứ năm, 10/03/2011 - 08:45

(Thanh tra)- “Thi nhờ” là hình thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) áp dụng cho một số trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) có lượng chỉ tiêu ít không tổ chức thi nên thí sinh đăng ký nguyện vọng (NV) 1 vào các trường này phải thi nhờ ở một trường ĐH khác.

Sau 1 năm thực hiện, hình thức thi này đã không nhận được sự đồng tình của hầu hết các trường ĐH có thí sinh thi nhờ với lí do: Lỗ lớn vì lượng thí sinh đông; trách nhiệm nặng nề ở khâu coi thi và chấm thi… Vậy nhưng, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Tất cả các trường tổ chức thi phải nhận hồ sơ của thí sinh thi nhờ, trường nào không nhận là vi phạm quy chế tuyển sinh.

Thông tư số 11/2011/TT-BGDĐT ngày 28/2/2011 của Bộ GD&ĐT đã bổ sung vào khoản 1 Điều 40 quy định: “Xử phạt cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn với chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những người khác liên quan vi phạm một trong các lỗi: Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường; thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định; hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định; tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số. Nếu các hành vi vi phạm trên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sẽ có hình thức phạt cao hơn như hạ lương, chuyển công tác…”.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm 2010 cả nước có 133 trường ĐH, CĐ phải gửi thí sinh NV1 thi nhờ một số trường khác. Hầu hết các trường kể trên đều thuộc nhóm trường ĐH mới thành lập, số lượng chỉ tiêu tuyển sinh ít, dao động 200 - 500 chỉ tiêu, quá ít để thành lập một hội đồng thi.

Tuy nhiên, phương án thi nhờ được coi là thuận lợi cho cả thí sinh và nhà trường thuộc nhóm này thì lại bị coi là gánh nặng cho những trường có thí sinh thi nhờ. Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay: Lượng thí sinh thi nhờ ĐH Bách khoa Hà Nội năm ngoái bằng 1/3 lượng thí sinh dự thi vào trường. Trong khi đó, khoản tiền chi cho việc tổ chức thi thường lớn gấp đôi tiền lệ phí thu của học sinh khiến trường phải bù lỗ một khoản khá lớn. Ngoài vấn đề kinh phí, ông Sơn cho rằng, công việc tổ chức thi rất căng thẳng, trách nhiệm nặng nề, nhất là khâu xử lý sai phạm của cán bộ coi thi. Ngoài ra, các khâu xử lý sau khi thi như gửi phiếu báo kết quả, xác nhận kết quả cũng rất phức tạp, mất nhiều thời gian của trường.

Đại diện lãnh đạo Học viện Ngân hàng cũng phàn nàn: Hàng năm số lượng thí sinh dự thi vào trường này rất đông. Khâu tổ chức thi đầu vào rất vất vả, giờ phải gánh hộ trường khác một số lượng lên đến 500 thí sinh sẽ rất mệt mỏi. Đó cũng là lý do, khiến nhiều trường ĐH khác như ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Hà Nội… không muốn gánh trách nhiệm này.

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết, Công văn số 1014/BGDĐT-GDĐH, ngày 2/3/2011 của Bộ GD&ĐT có quy định rõ: “Các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh có NV1 vào các trường không tổ chức thi được dự thi”. Còn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: Tất cả các trường tổ chức thi phải nhận hồ sơ của thí sinh thi nhờ, trường nào không nhận là vi phạm quy chế tuyển sinh. Lượng thí sinh đăng ký thi nhờ vào các trường hàng năm không quá lớn, không gây quá nhiều khó khăn cho các trường. Do đó, Bộ chưa cần thiết phải có phương án hỗ trợ kinh phí hay tổ chức một cụm thi riêng cho những thí sinh thi nhờ.

Minh Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm