Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quay lưng lại nông dân

Thứ ba, 03/12/2013 - 07:37

(Thanh tra)- Đó là một cảnh báo nặng nề của nhà văn Vũ Hạnh tại hội thảo về văn học nghệ thuật diễn ra mới đây. Nhà văn Vũ Hạnh còn cho việc đó là tội lỗi, phi lý, là “tai họa lớn cho dân tộc”.

Hội thảo này cũng phê bình các tác phẩm xa rời thực tế, nhạt nhẽo, ăn theo các dự án, câu khách, nhàm chán, gây phản cảm, hiệu quả tuyên truyền thấp. 

Mười lăm năm qua, chưa có tác phẩm xứng tầm mong đợi của nhân dân và công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phải chăng chỉ là do các cây bút thiếu tài năng, tâm huyết, vốn sống? Một số nhà văn hóa lớn thì cho rằng, cơ chế, “bầu khí quyển văn nghệ” chưa tốt. Nhưng, chung quy, vẫn là do “các nhà” thiếu bản lĩnh!

Không có bản lĩnh sẽ không thể có tác phẩm xuất chúng. Nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ… dù tài năng, tâm huyết đến mấy, trước hiện thực phức tạp, phũ phàng, liệu có dám đương đầu, chịu trận, dũng cảm xông pha? Và, liệu bản lĩnh có giúp mỗi chúng ta - nhà văn, nhà báo - tập trung phanh phui được “nạn hoang hóa” của các dự án có khắp mọi miền của Tổ quốc, nạn nông dân mất ruộng, đứng đường, xe ôm, vô nghề nghiệp, từng bước bị… lưu manh hóa? Bản lĩnh có giúp chúng ta nêu rõ được bản chất của “lâm tặc”, “vàng tặc”, “đá tặc”, “trầm tặc” và các loại đĩ diếm, nhà hàng, quán nhậu trá hình đang tràn lan? Có phải một số nông dân, ngư dân, “tiều phu” đang sống dựa vào ruộng nương, rừng, biển, sông ngòi nay không còn điều kiện như trước nữa “đành” trở thành đối tượng đáng quan ngại?

Ai cũng biết: Xung quanh các thành thị có rất nhiều dự án hoang. Ai cũng biết chuyện nông dân miền xuôi thiếu ruộng cày, còn miền núi thiếu nương rẫy, vườn đồi để tăng gia sản xuất. Cái cảnh nông dân quay về nơi ở cũ xin thuê đồng ruộng (vốn là của mình), nay hoang hóa để trồng cấy, ai còn lạ. Người ta tiếc đứt ruột nơi chôn rau cắt rốn; bờ tre, mái rạ ngàn xưa; bờ xôi, ruộng mật; bị tàn phá vì những “dự án tham nhũng”, cắt đất bán bán, mua mua, lợi - quyền ai hưởng? Đâu rồi những công cuộc “thay trời, đổi đất”, “sắp đặt giang san”, “khai phá miền Tây”, dựng xây Tổ quốc mạnh giàu, “làm việc bằng hai”; rồi “trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển”…đem lại cuộc sống hừng hực, đầy chất men say đắm?

Tại sao chúng ta cứ phải chăm chút mãi cho các sân khấu “thành thị hóa nông thôn”, trong khi các vùng đất đỏ bazan, vùng rừng núi heo hút nghèo xơ, bản vắng đang mong đợi sức lao động của con người...? Chúng ta mất nhiều sức lực cho chống tham nhũng, ra nhiều luật, học hành, bằng cấp, thực thi nền hành chính quẩn quanh các đô thị lớn, trong khi tiếng gọi nơi hoang dã, miền sâu, miền xa, miền Trung lũ lụt, vẫn đói nghèo sau chiến tranh, sau thảm họa thiên tai, khẩn thiết biết bao nhiêu!

Rất cần có những cuộc thanh tra bài bản, xem xét, cân đối để gấp rút bù đắp cho cuộc sống người dân nơi đảo xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng mất đất, mất rừng, phải di dời do thủy điện và các công cuộc tái thiết vội vàng. Rồi nữa, các bài viết, các tác phẩm văn học, phim ảnh, các sô diễn đều tập trung về một hướng, để nông thôn mới, làng bản mới, ấm no, hạnh phúc hơn. Đó chính là làm giàu cho Tổ quốc, là ghé vai gánh vác “cựu giang sơn”!


Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm