Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ông cũng có quyền im lặng, thưa ông Đại biểu Quốc hội!

Thứ hai, 01/06/2015 - 14:43

Kính thưa vị Đại biểu Quốc hội có phát biểu: “....quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân... ”!

Nếu quyền im lặng được thực thi có thể đã không xảy ra vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn

Với tư cách là một cử tri, một người dân, tôi hiểu rằng, “Quyền im lặng” được cụ thể hóa vào luật là để bảo vệ người dân vô tội, là để chống bức cung, nhục hình và oan sai. Ông cho rằng, quyền này chống lại nhân dân là suy diễn thiếu căn cứ, khi bản thân người bị chống, như cách nói của ông lại rất mong muốn nó được thực thi.


Còn với tư cách là một trí thức, một luật sư, tôi hiểu rằng: “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược chính trị của một thế lực thù địch nhắm vào một quốc gia. Vậy phải chăng việc cụ thể hóa một cái quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết là một chính sách trong chiến lược đó?

Mặt khác, các quan điểm ủng hộ lại xuất hiện từ giới đại đa số trí thức, chuyên gia, luật sư và người dân trong nước …sao gọi là “Diễn biến hòa bình”? Như vậy, suy diễn thiếu thuyết phục của ông, tôi mong đó là sự vô ý và không ám chỉ những người ủng hộ quyền này đang chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thưa ông! “Quyền im lặng” với tên gọi này, được tham chiếu từ luật pháp nước ngoài, chưa được giải thích cụ thể trong bất cứ văn bản luật nào, nên nếu không hiểu hết nội hàm của nó, thì sẽ dẫn đến những suy diễn tiêu cực, quy chụp, dù vô ý hay cố ý, điều đó đều rất nguy hiểm.

Pháp luật tham chiếu cụ thể nhất là luật Mỹ, từ lời khuyến cáo Miranda (Miranda warning), với nội dung: “Bạn có quyền giữ im lặng; Bất cứ điều gì bạn nói có thể được sử dụng để chống lại bạn trước tòa án; Bạn có quyền tham khảo ý kiến một luật sư và có luật sư hiện diện trong cuộc thẩm vấn; Nếu bạn không đủ khả năng có một luật sư, một luật sư sẽ được chỉ định làm đại diện cho bạn.”, là câu nói cửa miệng, bắt buộc của cảnh sát Mỹ khi làm việc hay bắt giữ nghi phạm.

Im lặng là quyền, anh có quyền sử dụng hoặc không sử dụng. Im lặng không có nghĩa là không khai báo trong suốt quá trình tố tụng để cản trở hoạt động điều tra hay chối tội, mà chỉ là quyền chưa khai báo khi cơ quan điều tra chưa đáp ứng một số thủ tục tố tụng nhất định, như giải thích các quyền tố tụng cho nghi can, trong đó có quyền có luật sư. Khi đã đáp ứng hết các thủ tục tố tụng ban đầu, và đã có sự hiện diện của luật sư hoặc quyết định tự bào chữa, nghi can buộc phải hợp tác với cơ quan điều tra và tất nhiên, trong suốt quá trình tố tụng, quyền này có thể được thực hiện vào bất cứ lúc nào.

Khoản 4 điều 31 Hiến pháp quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.”. Cho nên việc cụ thể hóa quyền nhờ luật sư vào luật để một quy định của hiến pháp được thực thi, một quyền cơ bản của công dân được bảo vệ là hết sức khẩn thiết. Không thể suy diễn đó là “diễn biến hòa bình” hay “chống lại nhân dân” (?!) Dù sao cũng cảm ơn ông, đã thẳng thắn nói ra những quan điểm mạnh mẽ, để giới tri thức có cơ hội phản biện nhiều hơn, sâu hơn một vấn đề mà dư luận quan tâm.

Kính chúc ông sức khỏe!

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng 

Theo Lao Động

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm