Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 02/05/2011 - 22:17
(Thanh tra)- Kết quả dự án Aphekom công bố hồi tháng 3/2011, được tiến hành trong 3 năm, tại 12 quốc gia châu Âu, với sự tham gia của hơn 60 nhà khoa học, dưới sự điều phối của Viện Theo dõi Y tế Pháp cho thấy, tại những TP lớn mà không khí có mức độ ô nhiễm phân tử siêu mịn dưới ngưỡng quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì tuổi thọ trung bình có thể kéo dài thêm 22 tháng đối với nhóm cư dân trong độ tuổi từ 30 trở lên. Trong khi đó, tại 25 TP lớn khác, với tổng dân số lên tới 39 triệu người, mức độ ô nhiễm vượt qua ngưỡng quy định, mỗi năm có khoảng 19.000 người chết.
Sống cạnh các trục giao thông chính làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh kinh niên
Trong số 25 TP được nghiên cứu, chỉ có thủ đô Stockholm của Thụy Điển có mức ô nhiễm là 9,4 microgramme/m3, tức là dưới ngưỡng quy định của WHO. Các TP như Bucarest (Rumani) và Budapest (Hungary) có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất. Nếu giảm được mật độ phân tử siêu mịn, tuổi thọ trung bình của người dân có thể kéo dài thêm 22 tháng tại Bucarest và 19 tháng ở Budapest. Pháp nằm ở mức độ trung bình. Tuổi thọ trung bình tại 9 TP được nghiên cứu có thể kéo dài thêm từ 4 - 8 tháng, tức là mỗi năm chỉ có khoảng 3.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí. Marseilles là TP bị ô nhiễm nặng nhất, đứng trên cả Lille, Paris, Strasbourg…
Phân tử siêu mịn có thể xâm nhập sâu vào phổi, qua các đường hô hấp. Chúng được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu. Tại những đô thị lớn, khói xe hơi, đặc biệt là xe chạy diesel, tạo ra tới 1/3 tổng lượng phân tử siêu mịn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của dự án Aphekom, sống bên cạnh các trục giao thông chính cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh kinh niên. Tại 10 TP châu Âu, 15% trường hợp trẻ em bị hen xuyễn là do giao thông đô thị. Ở khía cạnh tích cực, các nhà khoa học cho biết, từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, do quy định chặt chẽ, lượng dioxyde lưu huỳnh (SO2), đã giảm khoảng 66% trong không khí. Kết quả này giúp ngăn ngừa được khoảng 2.200 trường hợp chết sớm ở 20 TP được nghiên cứu.
Trên góc độ kinh tế, nạn ô nhiễm không khí vượt quá ngưỡng quy định gây tốn kém khoảng 31,5 tỷ euro mỗi năm, như chi phí chữa trị bệnh tật, nghỉ ốm...
Được biết, theo hướng dẫn của WHO, không khí bị coi là ô nhiễm khi có mật độ phân tử siêu mịn vượt qua ngưỡng 10 microgramme/mét khối, tính trung bình cả năm. Phân tử siêu mịn có đường kính dưới 2,5 micron, ký hiệu PM 2,5. Còn 1 microgramme bằng 1/1.000.000 gramme.
Đức Tâm/RFI
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình
Phương Anh