Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 03/11/2012 - 08:50
(Thanh tra) - Khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép được ví như “căn bệnh kinh niên” ở Bắc Kạn. Những ngày này, nạn “khoáng tặc” càng phức tạp và gây bức xúc hơn với vàng thổ phỉ ở Ngân Sơn…
Một điểm khai thác vàng trái phép tại Ngân Sơn
Trước tình hình đó, từ tháng 7/2012 Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn đã ban hành Chỉ thị 08 về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành chức năng thành lập các tổ công tác liên ngành để “dẹp” và ra 2 văn bản để làm cơ sở pháp lý thực thi là Kế hoạch ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép và Kế hoạch ngăn chặn lâm sản trái phép.
Các kế hoạch đều quy định rõ chức năng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép trên địa bàn mình quản lý.
Việc khai thác, vận chuyển khoáng sản, lâm sản có giảm đi, nhưng chỉ chưa đầy một tháng, ở Ngân Sơn, một huyện có nhiều vàng sa khoáng nhất Bắc Kạn đã lại xuất hiện “vàng tặc” với mức độ khai thác quy mô lớn với hàng chục máy xúc, dàn tuyển, sên, vòi nước... tham gia đào bới nhiều ha đất đồi rồi xả thẳng xuống suối, làm dòng nước mới trong lại được ít ngày, nay lại đục ngầu. Mặc dù, tại đây đã có tổ công tác của huyện đóng chốt.
Còn tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Thượng Quan và Đức Vân, dù không thấy có máy xúc hoạt động, không có phương tiện và người khai thác nhưng vẫn có hàng nghìn m2 đất soi bãi, đất đồi, khu vực gần sông suối bị đào xới thành những ao, hố, bên cạnh là vết bánh xích của máy xúc vẫn còn mới nguyên in trên đất; dòng nước đục ngầu loang lổ vết dầu mỡ của máy nổ, máy xúc; giàn tuyển để ở gần đó vẫn còn chưa ráo nước.
Thực tế này cho thấy, hiện tượng khai thác trái phép ở đây đã diễn ra khá nhiều ngày mà “không bị phát hiện”.
Theo ông Hoàng Ngọc Ngự, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, sau hơn hai tháng triển khai Kế hoạch 64 của huyện về việc kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác vàng trái phép, đến nay tình trạng khai thác vàng trái phép lại xuất hiện ở một số xã như Đức Vân, Thượng Ân, Thuần Mang, Thượng Quan. Các điểm khai thác hiện nay chủ yếu là vùng có đường giao thông đi lại khó khăn, vùng sâu để tránh sự kiểm tra.
Đầu tháng 10 vừa qua, Phòng đã phối hợp với UBND huyện Na Rì kiểm tra khu vực giáp ranh, qua kiểm tra cho thấy quy mô hoạt động khai thác lớn, mức độ hủy hoại đất ven sông, suối lớn hơn nhiều lần so với trước đây, vì phương thức khai thác hiện nay là dùng máy xúc múc đất đồi nơi gần suối đổ thẳng vào giàn tuyển rồi sử dụng máy bơm nước có công suất lớn phụt nước trực tiếp vào giàn tuyển, sau đó xả ra sông, suối, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Phòng đã tham mưu cho UBND huyện tiếp tục tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát của các tổ đội đóng tại các xã. Những xã để tái diễn hiện tượng khai thác trái phép, người đứng đầu sẽ bị kiểm điểm trách nhiệm.
UBND huyện Ngân Sơn đã có kế hoạch về việc kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác vàng trái phép và xử lý các hộ gia đình, cá nhân xử dụng đất sai mục đích, hủy hoại đất trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Sau đó đã ra Quyết định số 1263 về việc trưng tập cán bộ của các phòng ban chuyên môn, các ban xây dựng Đảng, Công an, Quân đội để tham gia 4 tổ kiểm tra xử lý các hoạt động khai thác vàng trái phép và xử lý các hộ gia đình, cá nhân vi phạm tại các xã Cốc Đán, Bằng Vân, Thượng Quan, Thuần Mang, Hương Nê, Lãng Ngâm và thị trấn Nà Phặc.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn, Hoàng Văn Hùng cho biết, hàng tháng huyện phải chi hơn 40 triệu đồng để hỗ trợ, phụ cấp cho các tổ chốt tại địa bàn các xã. Tuy vậy, thời gian gần đây hiện tượng khai thác vàng trái phép lại xuất hiện ở một số nơi, thuộc vùng sâu, vùng xa. Ủy ban huyện đã nắm được thông tin từ các tổ chốt đóng tại các xã trên. Trường hợp ở xã Thượng Quan, chính quyền địa phương và tổ chốt đóng tại xã để hiện tượng khai thác vàng trái phép xảy ra sẽ phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân.
Hiện nay, trên địa bàn các xã Thuần Mang, Thượng Quan, Cốc Đán, Thượng Ân, hàng chục máy xúc, giàn tuyển và trang thiết bị vẫn “nằm chờ” bên cạnh đường hoặc gần khu dân cư, để nếu chính quyền, hoặc tổ chốt của huyện “lơ là” sẽ sẵn sàng hoạt động.
Chỉ thị, kế hoạch, quyết định đều đã ban hành, mọi cơ sở pháp lý đã đầy đủ, không hểu vì sao tình trạng “vàng tặc” ở Ngân Sơn vẫn diễn ra…?
Minh Kỳ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình
Phương Anh