Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhà xây chưa sử dụng đã bị hư hỏng

Thứ hai, 20/06/2011 - 10:00

(Thanh tra) - Phước Sơn là một trong ba huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam được chọn để triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP và Quyết định số 167/QĐ-CP của Chính phủ, với số lượng nhà xây dựng mới cho người nghèo là 462 căn. Song, quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều sai phạm, không chỉ chậm tiến độ mà chất lượng công trình kém, nhà chưa sử dụng đã bị hư hỏng…!

Nhà xây dựng theo chương trình 167 ở xã Phước Xuân

Chương trình này được triển khai ở tất cả các xã trong huyện Phước Sơn từ năm 2009-2010, trừ thị trấn Khâm Đức. Trong khi các địa phương khác giao cho chủ hộ thi công và tự khai thác gỗ để phục vụ công trình, chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ kinh phí, giám sát nghiệm thu chặt chẽ các hạng mục, thì huyện Phước Sơn lại giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư, rồi hợp đồng giao khoán tất cả các khâu cho 5-7 doanh nghiệp, cá nhân đứng ra đảm nhận. Chính vì vậy, đã bộc lộ nhiều khuyết điểm gây bức xúc trong dư luận, còn người dân “ngán” vào ở trong những căn nhà mới xây. 

Tại các xã Phước Năng, Phước Đức, Phước Hiệp…, giá trị xây dựng mỗi căn nhà là 34 triệu đồng, ngoài phần kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, Tổng Cty Hàng hải Việt Nam, ngân sách huyện…, mỗi hộ còn phải vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 8 triệu đồng đóng góp xây dựng nhà, nhưng nhiều chủ hộ không hề hay biết về việc này, mà do chính quyền sở tại đứng ra “làm thay”? 

Một lãnh đạo UBND xã Phước Công thổ lộ, khi nhận bàn giao công trình chất lượng quá kém, riêng phần gỗ đóng cửa nhiều nhà bị bung ra do gỗ tươi, hoặc gỗ bìa, gỗ vụn…, nên chưa sử dụng bao lâu, cửa đã xuống cấp, hư hỏng và mục nát, buộc chủ đầu tư phải thay thế dân mới chịu vào ở. Trước thực trạng trên, UBND huyện đã kiểm tra, rà soát lại vụ việc, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng hoặc biện pháp xử lý gì; dẫn đến việc tỉnh Quảng Nam bị Ban Chỉ đạo chương trình 167 T.Ư kiểm điểm phê bình, yêu cầu báo cáo giải trình.

Chủ tịch UBND xã Phước Xuân Nguyễn Chí Sâm cho biết, Phước Xuân là địa phương hoàn thành và bàn giao sớm nhà ở cho người nghèo, nhưng không có tai tiếng gì. Cách làm của xã là giao toàn bộ phần gỗ cho chủ hộ tự khai thác tại chỗ, rồi đóng cửa theo quy cách; khi quyết toán bàn giao công trình, xã yêu cầu nhà thầu thi công trả lại 700 ngàn tiền gỗ cho chủ hộ. Ngoài số kinh phí đầu tư mỗi căn nhà là 34,05 triệu đồng, nhiều hộ còn huy động vốn đóng góp hàng chục triệu đồng để xây dựng nhà khang trang, đẹp đẽ hơn so với thiết kế ban đầu. Các xã còn lại đều giao phần khai thác và đóng cửa gỗ cho nhà thầu, do buông lỏng kiểm tra nên chất lượng kém là chuyện thường tình. 

Cty TNHH Hoàng Thắng (thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn) trúng thầu thi công 99 căn nhà tại các xã Phước Chánh, Phước Đức, Phước Hiệp và đã xây dựng hoàn chỉnh, bàn giao nhà cho dân sử dụng. Về thông tin cửa gỗ một số nhà bị hư hỏng, Giám đốc Cty Mai Tấn Thành thừa nhận là có và đã sửa chữa, đóng mới để thay thế cho dân. Nguyên nhân ông Thành đưa ra, là số lượng gỗ ban đầu được 800 m3, sau đó rút xuống còn 500 m3 gỗ. Nguồn gỗ chủ yếu khai thác và tận dụng là xã Phước Đức. Do thời gian cấp phép khai thác quá ngắn, ngoài số gỗ khô tận dụng, Cty phải khai thác gỗ tươi không đưa vào xẻ xà gồ, khung cửa được, nên mượn 100 m3 gỗ đảm bảo chất lượng để sử dụng cho kịp tiến độ. 

Mặt khác, việc đóng cửa vào mùa mưa nên gỗ bị mốc, hở ván…, ảnh hưởng đến chất lượng là có. Thực tế, Cty khai thác được 496 m3 gỗ chò, sơn đào, dầu; sau khi cân đối lượng gỗ sử dụng còn thừa gần 40 m3 và Cty đã giao lại cho huyện xử lý vào mục đích khác. Số lượng gỗ xuất cho các xã khác, là theo yêu cầu của huyện và được UBND các xã ký xác nhận đầy đủ. Ông Thành còn bộc bạch, gỗ của Cty có lý lịch, hồ sơ đầy đủ, nhưng không hiểu sao Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT và Chi cục Kiểm lâm tỉnh bất ngờ xông vào xưởng như truy bắt tội phạm, rồi lục soạn lung tung, gây ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.

Ngày 24/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả đã về Phước Sơn kiểm tra tình hình thực hiện hỗ trợ nhà “167” cho người nghèo và giao cho Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Phước Sơn đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/6. Dư luận cho rằng, ngoài vi phạm của các nhà thầu thi công, Ban Chỉ đạo chương trình 167 của huyện đã không làm tròn trách nhiệm quản lý, “bật đèn xanh” hoặc thiếu kiểm tra đôn đốc, dẫn đến hậu quả trên, ảnh hưởng đến tính nhân văn về chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào nghèo, nhất là người nghèo ở vùng núi, vùng sâu… Do vậy, lãnh đạo tỉnh cần xử lý thích đáng các cá nhân liên quan đến quá trình thực hiện chương trình đầy ý nghĩa này.


 Nguyên Ngọc Phó

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm