Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/11/2012 - 11:24
(Thanh tra)- Từ năm 2008 đến nay, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đã trở thành điểm nóng về tình trạng biển xâm thực. Nhiều năm qua, nước biển đã ăn sâu vào đất liền hơn 50m. Thạch Bằng là một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi gần 2km bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng.
Nhiều đoạn bờ biển ở huyện Lộc Hà đã bị ăn sâu vào đất liền. Ảnh: Trần Quốc
Sau cơn bão số 8, chúng tôi về thăm thôn Xuân Hải, xã Thạch Bằng. Trước mắt chúng tôi là nhiều diện tích rừng phi lao chắn sóng biển bị cuốn trôi.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Xuân Hải cho biết: “Tình trạng biển xâm thực diễn ra từ lâu, đến nay đã ăn sâu vào đất liền hàng chục mét. Nhiều diện tích rừng phòng hộ bị sóng biển cuốn trôi hết”.
Trước tình trạng cát biển xâm thực ngày càng sâu vào đất liền, nhiều km bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều gia đình phải bỏ nhà, bỏ làng tìm chỗ ở mới.
Bãi biển Xuân Hải được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp thu hút khách du lịch. Nhưng, nhiều nhà hàng kinh doanh ăn uống đã bị sóng biển tàn phá. “Tôi ra đây kinh doanh từ năm 2006, kể từ đó cho tới nay, gia đình đã phải di dời nhà hàng vào sâu trong đất liền 4, 5 lần rồi. Có năm, do biển xâm thực mạnh nên đã phải di chuyển tới 2 lần”, anh Trần Văn Bé, chủ một nhà hàng nói.
Những năm gần đây, tình trạng biển xâm thực tại các xã Thịnh Lộc, Thạch Kim cũng diễn ra đáng báo động. “Trước đây, cây cối có thể hạn chế được nạn cát bay, cát nhảy. Nhưng, nhiều diện tích cây cũng bị sóng biển cuốn trôi nên nạn cát biển xâm thực vào đất liền ngày càng nhiều”, chị Trần Thị Thủy, xã Thịnh Lộc cho hay.
UBND xã Thạch Bằng đã lập phương án di dời khẩn cấp gần 300 hộ dân có nguy cơ bị biển “nuốt trôi” vào vùng an toàn. Tuy nhiên, đến nay công tác di dời dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Từ năm 2009 đến nay, xã đã kè được khoảng 400m đê biển, nhưng cũng không hạn chế được tình trạng biển xâm thực. Thậm chí, đã có 2 tuyến đường dân sinh bị sóng biển đánh sập. Trước tình hình đó, người dân đã góp sức, góp của để làm lại đường. “Thấy đường bị nước biển ăn mòn, chúng tôi đã cùng nhau tu sửa làm lại, nhưng không được bao lâu thì lại bị sóng biển đánh sập”, ông Phan Văn Tài, xã Thạch Bằng cho biết.
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Cương, Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng nói: “Xã có hơn 4km đường bờ biển, nhưng đến nay mới kè chắn sóng được hơn 400m. Trong những năm gần đây, biển xâm thực vào đất liền ngày một báo động và chúng tôi đã lập nhiều phương án để đối phó lại tình trạng này”.
Người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh rất mong các cấp chính quyền quan tâm đến công tác bảo vệ bờ biển, làm đê kè chắn sóng để họ an tâm khi mưa bão về.
Bài, ảnh: Trần Quốc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền