Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/07/2017 - 06:25
(Thanh tra)- Trên thế giới, người giàu làm ăn sinh sống ở đâu đều bị “soi” cả. “Soi” là kiểm tra chấp hành pháp luật trong kinh doanh, sản xuất… tài sản có minh bạch không? Ở các nước tiên tiến, người giàu được xã hội tôn trọng. Vì sao? Vì họ đã tạo ra nhiều của cải, nhiều việc làm cho xã hội và đóng góp khoản tiền thuế khổng lồ cho quốc gia.
Công trình lăng mộ Đức Hoằng Nghị Đại Vương được đại gia Trần Văn Sen (Thái Bình) bỏ tiền của, công sức xây dựng. Ảnh: antt.vn
Tài năng và nghị lực của những người giàu được toàn xã hội cảm phục, tài sản của họ được xã hội thừa nhận bởi hợp pháp! Họ có những dinh thự hàng trăm triệu USD, những chuyên cơ dát vàng, những du thuyền đắt giá... nhưng người dân nước sở tại thừa nhận quyền được sở hữu thứ xa xỉ đó.
Những người giàu khi tham gia vào guồng máy công quyền của quốc gia thì càng bị “soi” kỹ. Vừa qua, trong cuộc chạy đua vào nhà Trắng, khối tài sản nhiều tỷ USD của tỷ phú Donald Trump bị “soi” tận “chân tơ, kẽ tóc” nhưng rồi nhà tỷ phú đó đã trở thành tân Tổng thống Mỹ.
Tài sản của người giàu trên thế giới được hình thành theo quy luật kinh tế thị trường, có cả phần cho tặng, thừa kế, nhưng hết sức minh bạch. Hoạt động sản xuất kinh doanh của họ được giám sát có hiệu quả bằng nhiều chế tài và có cả lực lượng đông đảo giám sát đó là hàng vạn, hàng triệu người lao động trong tập đoàn của các ông chủ.
Còn ở Việt Nam cũng có nhiều người giàu được xã hội thán phục, tôn vinh với khối tài sản trên tỷ đô và ngấp nghé tỷ đô như ông Phạm Nhật Vượng… Giàu có như vậy nhưng chưa có nghi án nào về vi phạm pháp luật về đất đai, trốn thuế. Lớp dưới các đại gia trên, có rất nhiều người giàu có, họ xây dựng những dinh thự, nơi thờ tự nguy nga như đại gia Trần Văn Sen (Thái Bình) nhưng người dân ở đó không chạnh lòng vì sự chênh lệch giàu nghèo bởi họ công nhận những con người tài năng, nghị lực như thế thì được hưởng cuộc sống sang trọng cũng là đúng.
Trong khi đó, một số công chức Nhà nước làm công ăn lương mà vẫn “mọc” lên những biệt phủ tráng lệ với giá trị đất đai, tài sản nhiều tỷ đồng mà không có “nguồn cội” hình thành. Sự giàu có bất thường đó đã gây nên bức xúc ở địa phương. Đáng chú ý khi chủ nhân của các biệt phủ giải thích về nguồn gốc tài sản, càng khiến dư luận “nóng” hơn bao giờ hết. Ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó ban Nội chính tỉnh Đắc Lắc phân bua “tôi chạy xe ôm thâu đêm, nuôi heo nuôi gà”; còn ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở “Tài-Môi” Yên Bái “tôi làm men rượu, giá đỗ, bán chổi đót và vay 20 tỷ đồng để đầu tư”!
Ai tin được lời của các quan chức ấy nói? Nếu sự thật tài sản được hình thành như các ông giải trình thì đúng các ông là những tấm gương sáng vượt khó làm giàu và quả thực làm giàu không khó?! Cũng có những người ác khẩu, rằng ông Quý giàu lên từ đánh bạc, bởi năm 2005, khi ông là Phó Văn phòng Quản lý đất đai (thuộc Sở Địa chính Yên Bái) đã từng bị bắt trên chiếu bạc! Nghi án nhưng đã không thành án, vì sao?
Suy cho cùng, giá trị tài sản của các ông chủ biệt phủ cũng chỉ vài ba chục tỷ đồng trở lại, nhưng tại sao lại trở thành điểm nóng dư luận? Bởi vì sự tương phản quá lớn giữa tráng lệ của các biệt phủ với hàng ngàn hộ dân nghèo vùng cao, vùng sâu chưa xóa hết các nhà tranh tre dột nát, học sinh đến trường bằng đôi chân trần trong buốt giá mùa Đông. Và, bản chất của vấn đề là, những người địa phương, đồng nghiệp quá hiểu về gốc gác của các ông chủ này, cho nên những khối tài sản như thế không thể khuất lấp dù ở trong sương mù vùng cao.
Không thể biện minh khác được, bởi lỗ hổng trong kiểm soát tài sản đang rất lớn. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiếu minh bạch trong xã hội, cho nên hoạt động chống tham nhũng gặp khó và chưa thể đạt kết quả như mong muốn cũng là điều dễ hiểu.
Đoàn thanh tra của Cục Chống tham nhũng đã hoàn tất 15 ngày thanh tra trực tiếp ở Yên Bái về khối tài sản của ông Phạm Sỹ Quý và việc chuyển mục đích sử dụng đất. Sẽ công bố kết luận thanh tra tài sản gia đình ông Quý vào tháng 8 này.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng