Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghĩ về tư duy biển

Thứ ba, 14/06/2011 - 10:26

(Thanh tra) - Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3.260km, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc…

Tuy vậy, để biển trở thành một không gian phát triển chiến lược cho quốc gia, mang lại sự thịnh vượng lâu dài cho nhiều thế hệ  mai sau, cần có một tư duy đột phá về kinh tế biển.

Có thể nói, chuyển đổi có tính bước ngoặt trong tư duy biển chính là Nghị quyết về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa X. Mục tiêu của Chiến lược này là sẽ biến Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Do tiềm lực kinh tế, năng lực khoa học công nghệ còn hạn chế, nên có một thực tế là cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đánh giá được một cách chính xác nguồn tài nguyên trong lòng biển và dưới thềm lục địa. Chúng ta cũng chưa nắm bắt được một cách có hệ thống các qui luật tự nhiên và môi trường biển, do vậy việc ứng dụng vào khai thác còn chưa đạt hiệu quả cao nhất. Việt Nam dường như đang thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản về biển để phục vụ công tác quản lý, qui hoạch và xây dựng các chính sách khai thác tiềm năng biển. Từ biển, có thể phát triển nhiều ngành kinh tế như hàng hải, du lịch, thủy sản, dầu khí, đóng tàu… Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam mới đánh thức tiềm năng của các ngành này ở mức thấp.

Để giải quyết những bất cập nói trên, cần có một tư duy biển mang tính đột phá, trước hết là về thể chế, chính sách. Tư duy mở cửa, hội nhập triệt để với thế giới cũng sẽ phát huy hiệu quả rất cao trong kinh tế biển như đã thấy với nhiều ngành kinh tế khác. Cụ thể là cần chủ động thiết lập sự hợp tác đặc biệt với các cường quốc biển (có tiềm lực mạnh về kinh tế, khoa học công nghệ) để nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá một cách chính xác tiềm năng biển Việt Nam. Từ đó, lập kế hoạch, qui hoạch  khai thác một cách khoa học, bài bản. Ví dụ, với một cơ chế chính sách tốt, hấp dẫn, hoàn toàn có thể thu hút được những nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến đầu tư vào ngành đóng tàu chứ không nhất thiết phải bỏ tiền ra tự đầu tư vào ngành này. Các chuyên ngành kinh tế biển khác như hàng hải, du lịch, khai thác thủy sản cũng đang chờ đợi những chính sách mới có tầm tư duy đột phá.

Điều quan trọng nhất là cần làm cho tư duy biển trở thành tâm thức của mọi người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Từ đó, tập hợp và khơi dậy được  sức mạnh về tinh thần, trí tuệ, vật chất của cả dân tộc vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, biến không gian biển trở thành không gian phát triển hòa bình của Việt Nam.

Mạnh Hùng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm