Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 02/05/2011 - 21:54
(Thanh tra) - Đã 36 năm, Tổ quốc thống nhất, đất nước hoà bình, cả dân tộc Việt Nam đang trên đường tiến về phía trước, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, cảm xúc của những người tham gia trực tiếp trận đánh Long Thành - Nhơn Trạch, khống chế mặt trận Đông Bắc, để quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn tháng 4/1975 vẫn như mới hôm qua.
Cựu chiến binh sư 325 thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ tại Long Thành
Những ngày hào hùng
Đồng chí Vũ Trọng Hóa, nguyên Tham mưu trưởng Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 cho biết, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 phân tích, Long Thành là vị trí chiến lược quân sự quan trọng; nằm giữa tam giác Vũng Tàu - Biên Hòa - Sài Gòn; gần Tổng kho Long Bình, căn cứ Thành Tuy Hạ, căn cứ Nước Trong; là tâm điểm của các tuyến đường bộ, đường thủy, đường không.
Với địa thế chiến lược quân sự quan trọng đó, sau khi giải phóng xong Phan Thiết, Hàm Tân (Bình Thuận), Quân đoàn 2 đã quyết định điều 2 sư đoàn 325, 304 hành quân cấp tốc về địa bàn xã Cẩm Đường, Cẩm Mỹ áp sát Chi khu quân sự Long Thành, để chuẩn bị tấn công giải giải phóng hai huyện Long Thành - Nhơn Trạch, bịt đường không cho địch rút chạy ra biển theo sông Lòng Tàu; đưa pháo 130 ly vào Nhơn Trạch, bắn và khống chế toàn bộ sân bay Tân Sơn Nhất, mở cánh cửa phía Đông Bắc, tạo điều kiện thuận lợi để quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Đúng 17 giờ, ngày 26/4/1975, Bộ chỉ huy chiến dịch phát lệnh nổ súng tấn công Chi khu quân sự Long Thành. Đây là trận hiệp đồng tác chiến giữa binh chủng pháo binh, xe tăng và bộ binh. Sau một ngày giao tranh ác liệt, đến 16 giờ 30 phút, ngày 27/4/1975, Sư đoàn 325 đã làm chủ hoàn toàn khu vực Long Thành. Tuyến phòng thủ Đông Nam Sài Gòn và đường 15 của địch đã bị cắt đứt. Lợi dụng lúc trời tối, tên quận trưởng Long Thành, Hà Văn Sáu đã bỏ trốn. Chỉ huy đào thoát, binh lính trong quận như rắn mất đầu, gần một trung đội địch mang súng ra hàng, nhiều tên ngoan cố chạy vào ấp Thái Lạc lẩn trốn.
Tại xã Phước Thái, ngày 28/4/1975, bộ đội chủ lực phối hợp với du kích bao vây và phát loa cho địch biết quận lỵ Long Thành đã giải phóng. Buông súng trở về sẽ được chính quyền cách mạng khoan hồng. Tên đồn phó cùng 50 lính bảo an đem súng ra hàng.
Đồng chí Nguyễn An Gang, nguyên Chính ủy, Trung đoàn 18, Sư 325 cho biết thêm: Giải phóng xong Phước Thái, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 101 quay về giải quyết dứt điểm số tàn quân đang cố thủ tại ấp Thái Lạc. Tàn quân ở đây được trang bị khá tốt, lại dựa vào địa hình phức tạp nên ngoan cố chống trả. Sau 2 ngày kiên trì bao vây, kêu gọi, thuyết phục không thành, lực lượng cách mạng mới quyết định tấn công. Địch nấp trong nhà hầm bắn ra khiến ba đợt tấn công của quân ta đều không tiến vào được, hàng chục chiến sỹ hy sinh ngay trước nhà thờ ấp Thái Lạc, trong đó có Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ánh Dương.
Để giải quyết dứt điểm, Trung đoàn 101 điều thêm 1 đại đội dự bị, kết hợp với lực lượng tại chỗ quyết tâm tiêu diệt số tàn quân tại đây. Lực lượng ta chia làm hai cánh: Một cánh từ Quốc lộ 15 dùng cối 82 ly bắn cấp tập vào nơi tàn quân ẩn nấp, một cánh đánh từ cánh đồng Bưng Cơ, tạo điều kiện cho bộ binh tràn vào đánh trực diện với nhóm tàn quân. Bọn lính trong ấp chống cự không nổi phải mở đường máu tháo chạy ra khu Gò Mả thuộc ấp Hàng Gòn, một số trốn vào rừng cao su. Ấp Thái Lạc là địa bàn cuối cùng của huyện Long Thành được giải phóng.
Sáng 28/4/1975, Trung đoàn 46, do Quân khu 3 tăng cường cho Sư đoàn 325 hành quân theo tỉnh lộ 25 tiêu diệt trận địa pháo 155 ly của địch ở ấp Bến Sắn, xã Phước Thiềng, Nhơn Trạch. Sau khi tiêu diệt xong trận địa pháo của địch, quân ta đánh chiếm Chi khu Nhơn Trạch. Trung đoàn 46 áp sát, đánh chiếm Thành Tuy Hạ.
Đúng 4 giờ 30 sáng ngày 29/4/1975, pháo 130 ly của sư 325 bắn hơn 300 quả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Các khẩu pháo này đồng thời bắn phá kho đạn của địch tại căn cứ Thành Tuy Hạ, gây nhiều đám cháy, nổ lớn nhưng địch vẫn cố thủ không chịu đầu hàng. Trung đoàn 46 được lệnh tăng cường xe tăng tiến công. Sau gần nửa ngày chiến đấu quyết liệt, đến 18 giờ, ngày 29/4/1975, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống phần lớn quân địch tại Thành Tuy Hạ. Số tàn quân tháo chạy về hướng Sài Gòn, lột bỏ cả quân trang, quân dụng đầy trên đường dẫn xuống bến phà Cát Lái. Khoảng 40 phút sau, Sư đoàn đã chiếm mố bắc phà Cát Lái.
Đúng 4 giờ 30 phút sáng ngày 30/4/1975, cuộc tiến công vượt sông Đồng Nai của sư đoàn 325 bắt đầu. Trung đoàn 101 đã khẩn trương vượt sông, nhanh chóng đánh chiếm căn cứ Cát Lái, bắt sống và thu hơn 100 tàu, xuồng quân sự của địch, sau đó tiến vào đánh chiếm Bộ tư lệnh hải quân địch. Trung đoàn 18 được lệnh hành quân đến Tân Cảng, làm lực lượng dự bị của Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.
Khởi sắc vùng đất mới
Chiến tranh đã lùi xa, chiến trường xưa giờ đã thay da, đổi thịt, xanh mướt một màu xanh hòa bình. Cùng cả nước, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Long Thành đã quyết tâm xây dựng địa phương mạnh về kinh tế, ổn định về xã hội.
Trao đổi với báo chí, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Long Thành đều nhận định rằng mảnh đất Long Thành giống như một “thanh niên đang thời kỳ trổ mã” với những đại dự án hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Bộ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, với 8 khu công nghiệp, diện tích 2.400 ha và khu công nghệ cao 500 ha.
Còn đồng chí Trịnh Phẩm Hạnh, nguyên Phó Bí thư Huyện Ủy huyện Long Thành là sỹ quan duy nhất của Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 bám trụ lại tại mảnh đất này đã xúc động nhắc lại những khó khăn gian khổ của những ngày chiến đấu cùng người đồng chí Đinh Thế Huynh tại mặt trận này.
Hàng loạt dự án như đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây - TP. Hồ Chí Minh; Nhơn Trạch - Bến Lức (Long An) và sân bay quốc tế Long Thành được triển khai thì mảnh đất Long Thành sẽ là thành phố trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhiều nhà đầu tư đã đi trước đón đầu xây dựng nhiều khu đô thị mới.
Nhận định về môi trường đầu tư, ông Trần Đức Phương, Tổng Giám đốc Công ty CP Nam Tiến cho biết, chưa bao giờ thị trường bất động sản ở Long Thành lại sôi động như hiện nay. Sản phẩm của nhiều khu đô thị mới đã được lên sàn bất động sản, đặc biệt là khu đô thị Emerald City tọa lạc tại Tam Phước. Đây là địa bàn trong tương lai không xa sẽ trở thành Trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai.
Song song với phát triển công nghiệp, huyện rất quan tâm phát triển nông nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng trọt, xây dựng trang trại cây ăn trái chất lượng cao; hệ thống tưới nước tiết kiệm; bón phân qua đường ống, tạo ra các sản phẩm hàng hóa 150 - 200 triệu/ha/năm, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Những người lính trẻ đánh trận Long Thành - Nhơn Trạch nay tóc đã hoa râm. Có người bước sang tuổi cổ lai hy. Nhiều người giữ trọng trách cao trong bộ máy của Đảng, Nhà nước như Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh. Và mỗi lần nhắc đến mảnh đất Long Thành mỗi người trong số họ đều tự hào vì thành tích chiến đấu để đem lại màu xanh hòa bình cho vùng đất này.
Vũ Bình Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền