Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/12/2013 - 07:06
(Thanh tra)- Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), hiện cả nước có 55 doanh nghiệp (DN) được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet cố định, trong đó có 47 đơn vị đã triển khai nhưng chỉ có 16 DN báo cáo thường xuyên với cơ quan quản lý. Mặc dù con số thống kê về doanh thu chỉ mang tính tương đối cũng đủ cho thấy mức độ phát triển của thị trường Internet tại Việt Nam…
Tính đến tháng 10/2013, có 5 triệu thuê bao Internet cố định, hơn 19 triệu thuê bao 3G, tổng doanh thu của các đơn vị cung cấp Internet cố định khoảng 10.000 tỷ đồng và từ dịch vụ 3G là 5.000 tỷ, tổng dung lượng kết nối giữa các DN đi quốc tế mới chỉ đạt 486 Gbps. Thị phần Internet cố định với hơn 5 triệu thuê bao thuộc về 5 nhà cung cấp VNPT, Viettel, CMC, SCTV, FPT; thị phần internet di động thuộc về 3 nhà mạng lớn chiếm 98% thị phần.
Như vậy, với thời đại công nghệ số, doanh thu từ Internet chỉ dừng lại ở con số 15.000 tỷ là không hề cao, trong khi với hơn 1/3 dân số, chiếm khoảng 31 triệu người sử dụng, được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là rất tiềm năng, cộng với băng thông rộng phát triển vào hàng tốt trong khu vực, thì các DN kinh doanh công nghệ số quả là đang rất lãng phí nguồn tài nguyên số hóa này.
Nếu các DN kinh doanh số bắt tay nhau để phát triển thêm các dịch vụ, tiện ích mang lại ích lợi cho cộng đồng, từ đó tăng lượng người dùng… thì sẽ cùng nhau chia sẻ doanh thu hợp lý. Trên thực tế, việc hợp tác giữa các DN rất hời hợt, cách ăn chia cũng chụp giật.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Nghị định 72 quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng được ban hành nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển Internet tại Việt Nam. Nghị định bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ và thông tin trên Internet theo hướng thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch cho các DN. Đồng thời, tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh thông tin trên mạng, cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý về Internet…
Việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới là vấn đề khó quản lý nhất. Các DN nước ngoài như Viber, Whatsapp, Wechat… đang cung cấp dịch vụ thoại và SMS trên hạ tầng băng thông rộng của Việt Nam, nhưng lại chưa phải chịu bất cứ ràng buộc về pháp lý. Trong khi các DN nội tham gia các dịch vụ viễn thông đều phải nộp thuế và các nghĩa vụ khác.
Ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty VNG (Vinagames) cho rằng: “Có một số nguyên nhân được chỉ ra vì sao thị trường truy nhập Internet vẫn thấp, trước hết là Internet tại Việt Nam vẫn chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn; thứ hai là các nhà mạng cạnh tranh quyết liệt về giá nên liên tục có các chương trình khuyến mãi ưu đãi cho khách hàng, từ đó làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận; thứ ba, việc phát triển nội dung còn kém, ví như lĩnh vực thương mại điện tử trên internet hiện vẫn nghèo nàn, các trang công cụ tìm kiếm Google, mạng xã hội Facebook, Twitter… của nước ngoài đang thu hút đông đảo người Việt sử dụng và họ thu hút quảng cáo trực tuyến lớn, trực tiếp thu lợi nhuận từ các đơn vị quảng cáo sản phẩm trên nền băng thông của Việt Nam”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh