Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Liên kết làm ăn thời tăng giá

Thứ sáu, 04/03/2011 - 10:17

(Thanh tra)- Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, thuyền khai thác hải sản của ông Võ Văn Tương (Cảng cá Cửa Hội, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) trở về đầy ắp cá, tôm. Đây không chỉ là thành quả của riêng thuyền ông Tương mà còn là sản phẩm chung của cả tổ gồm 3 thuyền của gia đình ông Phạm Văn Được, ông Nguyễn Võ Nam và ông Võ Văn Tương cùng khai thác.

Ông Tương lý giải: Khi xuất phát chỉ cần một thuyền nổ máy sẽ kéo theo 2 - 3 thuyền, ra đến ngư trường các thuyền tỏa đi khai thác. Khi đánh bắt xa bờ 20 - 30 hải lý, các thuyền có thể liên lạc với nhau để những thuyền sản lượng khai thác ít gom sản phẩm lại và gửi một thuyền đầy chở vào bờ bán, số còn lại tiếp tục ở lại trên biển để khai thác và bảo vệ rạo (tạo bóng để cá về trú ngụ). Với cách thức này, các thuyền vừa giảm được 1/4 thời gian, chi phí xăng dầu mà vẫn giữ được ngư trường đánh bắt. Mặt khác, tàu thuyền trong tổ không còn phải lo lắng khi gặp các sự cố hỏng hóc máy móc trên biển vì sẽ luôn có thuyền thành viên trong tổ đến hỗ trợ. Đây chính là yếu tố giúp việc tìm kiếm ngư trường, luồng cá thuận lợi hơn. Không chỉ liên kết, hợp tác trên biển, các tổ thuyền còn lập quỹ hoặc góp vốn nhằm giúp nhau đầu tư máy móc, lưới, trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bắt hải sản.

Hơn 3 năm đi vào hoạt động, sáng kiến của Hội Nông dân thị xã Cửa Lò thành lập “Tổ thuyền liên kết khai thác hải sản” đã trở thành một phương cách làm ăn mới của ngư dân nhằm đối phó với tình hình tăng giá xăng dầu và hạn chế rủi ro trên biển. Hiện, thị xã Cửa Lò có 39 tổ thuyền liên kết khai thác hải sản với 206 thuyền, trong đó tập trung nhiều nhất ở phường Nghi Hải, Nghi Thủy, Nghi Tân.

Ngư dân đánh bắt hải sản cho hay, trước kia (khi xăng dầu chưa tăng giá), chi phí cho một chuyến đi biển đi về trong ngày từ 2 - 2,5 triệu đồng thì nay phải tăng lên trên 3 triệu đồng. Đối với những thuyền công suất lớn, chi phí bỏ ra lại càng nhiều, kéo theo giá nhân công, giá đá để ướp lạnh cũng tăng, trừ chi phí các chủ thuyền còn phải bù lỗ. Xăng dầu tăng, tuy nhiên giá thủy hải sản chỉ tăng nhẹ ở mức 5.000 - 10.000 đồng/kg cho mỗi loại sản phẩm. Không ít ngư dân ở Cửa Lò có ý định bán thuyền, ngừng khai thác thủy hải sản để đi xuất khẩu lao động.

Khắc phục tình trạng trên, nhiều tổ thuyền đã đầu tư mua sắm thiết bị, nâng công suất thuyền lên để khai thác. Họ còn tiết kiệm chi phí cho mỗi chuyến ra khơi bằng cách tăng thời gian ở lại ngư trường lên 2 - 3 ngày và làm được nhiều nghề trên thuyền như kéo dạ, đi chụp, đi câu, vó ánh sáng. Trước mắt là vậy, song về lâu dài, nghề cá là nghề rủi ro nhiều, chi phí lớn, thu nhập lại thấp, ngư dân mong muốn Nhà nước, Chính phủ có chính sách hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân, đồng thời tiếp tục chương trình đánh bắt xa bờ, hỗ trợ bến bãi, bảo vệ môi trường đánh bắt thủy hải sản.

Bích Huệ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm