Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lấp “khoảng trống” tiếp cận thông tin và hội họp của trẻ em

Thứ sáu, 11/09/2015 - 12:14

(Thanh tra)- Hôm qua (10/9), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) tổ chức diễn đàn về các nội dung liên quan đến trẻ em trong Luật Tiếp cận thông tin và Luật về Hội.

Các chuyên gia cho rằng, cần phải bổ sung các quy định lồng ghép để bảo vệ quyền của trẻ em trong Luật Tiếp cận thông tin và Luật về Hội. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo các chuyên gia, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện hành, cả Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin mới chỉ tham chiếu tới các nguyên tắc chung của Công ước Quốc tế quyền trẻ em về việc cung cấp thông tin phải “phù hợp với sự phát triển của trẻ em” và “vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” mà chưa đưa ra được các hướng dẫn cụ thể.

Nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định về thông tin liên quan đến trẻ em, song cũng “quên” không quy định cụ thể các loại thông tin cần thiết để cung cấp cho trẻ em một cách đặc thù, cũng như chưa quy định rõ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận của trẻ em với các thông tin có liên quan.

“Trẻ em có các quyền con người về tiếp cận thông tin nói chung giống như người trưởng thành, nhưng trẻ em vẫn cần có sự chăm sóc, bảo vệ đặc thù mà người trưởng thành không cần. Đây là vấn đề mang tính cấu trúc cần được giải quyết trong Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin”, TS Yoshimi Nishino, Trưởng Chương trình Chính sách xã hội và Quốc tế của Unicef nhấn mạnh.

Theo bà Yoshimi Nishino, dự thảo luật cần bổ sung quy định “trẻ em có quyền tiếp cận thông tin một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Cha mẹ hay người đại diện hợp pháp khác, nhà trường, cơ sở giáo dục, giáo viên có trách nhiệm thúc đẩy, hỗ trợ trẻ em tiếp cận thông tin liên quan”.

Thông tin cung cấp cho trẻ phải đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu có thể tiếp cận được và phù hợp với khả nẳng hiểu biết về độ tuổi của trẻ em. PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh nêu quan điểm: Mọi trẻ em không có sự phân biệt về giới tính, thành thị, nông thôn, thành phần dân dộc… Mọi trẻ em đều có quyền bày tỏ quan điểm và tiếp cận thông tin phù hợp. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các quyền này trên cơ sở lợi ích tốt nhất của trẻ.

“Vấn đề bảo mật thông tin của trẻ em cũng là một vấn đề cần được đặc biệt lưu ý” - luật sư Nguyễn Hưng Quang nhấn mạnh và đề xuất quy định nghiêm cấm việc cung cấp thông tin vi phạm “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” hay ảnh hưởng đến sự sống còn, sự phát triển của trẻ em để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm của trẻ em.

Các chuyên gia cũng cho rằng, quyền tự do hội họp hòa bình, lập hội của trẻ em cũng là một “khoảng trống”. Theo luật gia Lê Thế Nhân, quy định tại dự thảo khó phát huy được tính “xã hội” của các tổ chức hội cũng như tiếng nói tập thể của mọi người dân, kể cả trẻ em. Dự thảo cần được xây dựng trên quan điểm bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do hội họp và lập hội của mọi người dân; không nên tạo ra các rào cản về điều kiện, thủ tục hành chính nhà nước can thiệp vào quá trình nội bộ của hội, làm cản trở quyền tự do hội họp và lập hội của người dân…

Chốt lại thảo luận, bà Ngô Thị Minh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhấn mạnh, nếu không lồng ghép, cụ thể hóa quyền của trẻ em vào 2 dự thảo luật này thì khó bảo vệ thiết thực quyền của trẻ em. Các ý kiến tại diễn đàn góp phần hoàn hiện các dự thảo luật, sẽ được trình và thảo luận tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII dự kiến khai mạc vào tháng 10/2015.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm