(Thanh tra)- Đó là khẳng định của Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn khi dành cho PV Báo Thanh tra cuộc trò chuyện đặc biệt nhân Kỷ niệm 88 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Phó Tổng Thanh tra khẳng định, phụ nữ ngành Thanh tra xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng giới phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn cho biết, trong những năm qua, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) luôn quan tâm, chú trọng, tăng cường sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức là nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, cấp ủy các cấp; tạo điều kiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cử cán bộ nữ tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Công tác quy hoạch đối với cán bộ nữ được quan tâm, thường xuyên rà soát, đưa vào quy hoạch các vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng, quy hoạch cấp ủy các cấp.
Đồng thời tạo điều kiện cho nữ giới trong việc được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tổ chức kỷ niệm các ngày lễ của phụ nữ như 8/3, 20/10…
Tổng Thanh tra Chính phủ đã giao Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tổ chức triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của phụ nữ trong việc tham gia quản lý, bình đẳng giới...
+ Sự quan tâm đó đã đạt được những kết quả cụ thể nào, thưa Phó Tổng Thanh tra?
- Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn: Công chức, viên chức, người lao động nữ của cơ quan luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy vai trò trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.
Hầu hết chị em đều cố gắng khắc phục khó khăn trong cuộc sống, tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt; thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Hiện nay, nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của TTCP chiếm tỷ lệ trên 34%, số đảng viên nữ chiếm trên 28%. Cán bộ, công chức, viên chức nữ đều có trình độ đại học, nhiều người trình độ trên đại học.
Về công tác quy hoạch, tạo nguồn, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, xây dựng vào đào tạo đội ngũ cán bộ nữ, giai đoạn 2016 - 2021, TTCP đã quy hoạch cấp vụ trưởng có 11/75 cán bộ nữ, phó vụ trưởng có 32/104 cán bộ nữ, trưởng phòng có 93/244 cán bộ nữ, phó trưởng phòng có 115/269 cán bộ nữ.
Về công tác bổ nhiệm, tính đến nay, TTCP có trên 40 nữ giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng.
+ Do đặc thù của nhiệm vụ công tác, ông có thấy lo cho phái yếu của ngành Thanh tra?
- Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn (cười): TTCP có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đặc thù công tác là thường xuyên phải đi công tác xa, dài ngày. Điều đó đòi hỏi cần phải có bản lĩnh, kiến tri thức và kinh nghiệm nhất định.
Có thể nói, chị em phụ nữ thiệt thòi không nhỏ trong sinh hoạt cá nhân, cuộc sống gia đình riêng. Xa chồng, xa con, xa gia đình… Chị em đã được bù đắp phần nào là sự quan tâm, động viên chia sẻ của tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị.
Không chỉ riêng tôi mà tập thể Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TTCP đều gửi gắm niềm tin rất trọn vẹn vào chị em phụ nữ của ngành. Điều này thể hiện trong Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới mà Tổng TTCP đã phê duyệt. Nói rộng hơn là khoảng cách về giới gần như bị xóa nhòa. Và, điều đó giúp cho phái yếu của ngành mạnh mẽ hơn, xinh đẹp hơn.
+ Xin Phó Tổng Thanh tra nói rõ hơn về Kế hoạch Hành động này?
- Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn: Thực hiện Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới là: Tăng cường sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, sự tham gia của cán bộ nữ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện quyền bình đẳng giới trong công tác tuyển dụng và đào tạo; đảm bảo bình đẳng giới trong việc thụ hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nữ ngành Thanh tra; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới; bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình.
Các mục tiêu ấy đã được Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ TTCP cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả và tạo chuyển biến tích cực.
+ Một chỉ tiêu của Kế hoạch là “phấn đấu có 30% trở lên cán bộ lãnh đạo nữ tham gia cấp ủy”. Nhiều người cho rằng đây là một con số khá ấn tượng, ý kiến của Phó Tổng Thanh tra thế nào?
- Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn: Tôi cho rằng, những chỉ tiêu cụ thể, những giải pháp thiết thực thêm một lần nữa khẳng định nỗ lực giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực Thanh tra, góp phần thực hiện thành công Chương trình Hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 và Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.
Nó đồng thời thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TTCP để nữ cán bộ thanh tra phát huy được năng lực, sở trường, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa giữ vững hạnh phúc gia đình trong điều kiện đặc thù của ngành Thanh tra.
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, thay mặt lãnh đạo TTCP, tôi gửi đến toàn bộ chị em của Cơ quan TTCP nói riêng, ngành Thanh tra nói chung những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc chị em luôn là những bông hoa xinh đẹp nhất, hạnh phúc nhất!
+ Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Thanh tra!
Thanh tra Chính phủ hiện có 248 cán bộ nữ, trong đó nữ công chức khối hành chính là 120 người. Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới do Tổng TTCP ký ban hành xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, sự tham gia của cán bộ nữ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện quyền bình đẳng giới trong công tác tuyển dụng và đào tạo. Bảo đảm khoảng 50% cán bộ, công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ công chức được tuyển dụng mới hàng năm; 50% nữ công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch chức danh; 30% số cán bộ công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo sau đại học. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 cán bộ nữ tham gia trong ban lãnh đạo của TTCP; 30% trở lên cán bộ lãnh đạo nữ tham gia cấp ủy, cấp phòng, cấp vụ hoặc tương đương; khoảng 40-60% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ được kết nạp Ðảng trong tổng số đảng viên được kết nạp hàng năm. Chánh Thanh tra tỉnh Long An Phan Hữu Hạnh: Nữ cán bộ thanh tra không ngừng phấn đấu, rèn luyện Trong những năm qua, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Long An rất quan tâm tới nữ cán bộ làm công tác thanh tra. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị… Đồng thời, cũng quan tâm đến công tác phát triển, giới thiệu những cán bộ nữ ưu tú kếp nạp vào Đảng, vào những vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan. Bên cạnh đó, phải ghi nhận rằng đội ngũ cán bộ nữ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước trưởng thành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang Lưu Ngọc Đông: Bình đẳng giới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài Từ đầu năm 2018 tới nay, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Hậu Giang cùng Ban Chấp hành Công đoàn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ cán bộ công chức. Nhìn chung, tư tưởng của nữ cán bộ công chức cơ quan an tâm công tác, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy và lãnh đạo cơ quan. Hầu hết các chị em đều hoàn thành tốt công việc được giao, thực hiện tốt nội quy cơ quan, đời sống và thu nhập từng bước đi vào ổn định. Xác định công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ làm nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và thường xuyên nên lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ công chức nữ… Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Tháp Dương Hồng Lạc: Cán bộ nữ làm công tác quản lý ngày càng nhiều hơn Do yếu tố đặc thù của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công chức nữ thường gặp nhiều khó khăn nhất định trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, Đảng ủy, lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan luôn tạo điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị cho công chức nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTr ngày 10/3/2017 thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thanh tra tỉnh. Qua kết quả thực hiện, hiện nay, đội ngũ công chức nữ tăng lên cả về số lượng và chất lượng; năng lực công tác ngày càng tốt hơn, công chức nữ tham gia làm công tác quản lý nhiều hơn, từng bước tăng số lượng công chức nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Số lượng công chức nữ của cơ quan là 9/41 người, trong đó: Tham gia Ban Chấp hành Đảng ủy 1 người; 2 người giữ chức vụ Phó Trưởng phòng; đào tạo cao cấp lý luận chính trị 2 người, trung cấp lý luận chính trị 2 người; tất cả đều có trình độ đại học. Qua kết quả đào tạo, bồi dưỡng cùng với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân, trình độ năng lực công chức nữ cơ quan ngày càng được nâng cao, thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả, phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động và ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động của Thanh tra tỉnh. Chu Tuấn - Cảnh Nhật Anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Họ là những bông quỳnh nở về đêm" Họ xinh đẹp và kiêu sa như những bông hoa ban trắng giữa cánh rừng Tây Bắc; mạnh mẽ, độc lập, gai góc như cây xương rồng giữa sa mạc Sahara và đôi khi là sự dịu dàng, ngát hương như bông hoa quỳnh nở về đêm". Đó là những gì mà anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nghĩ về những người phụ nữ làm trong ngành Thanh tra. Anh Công chia sẻ, khi đất nước chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam cầm súng ra tiền tuyến như những chiến binh thực thụ. Khi ở hậu phương, họ là chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến. Thời bình, họ có mặt và hoàn thành xuất sắc ở mọi công việc, tầng lớp, vị trí trong xã hội. Có những công việc gian nan, vất vả, phức tạp ít ai có thể hiểu được mà những người phụ nữ đang gánh vác trong ngành Thanh tra Việt Nam. Để có được bản kết luận thanh tra, bản báo cáo kết quả xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo khách quan, đúng pháp luật, có chất lượng, đối với nam giới đã là cả một sự nỗ lực. Với những người phụ nữ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn gian nan hơn gấp nhiều lần, và có thể là cả sự đánh đổi. Bên cạnh công việc, họ còn gánh trên vai trọng trách làm vợ, làm mẹ. Có những đợt tham gia các đoàn công tác dài ngày, lên đến 2 tháng, 3 tháng, thậm chí dài hơn, họ phải để lại những công việc gia đình của mình cho chồng, con. Chồng, con họ khi thiếu bóng dáng, bàn tay của người phụ nữ quả là một sự thiệt thòi. Nhưng hơn ai hết, họ hiểu được nhiệm vụ, giá trị, đặc thù công việc và niềm tự hào khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra. Những tháng ngày biền biệt xa gia đình, lúc đón bình minh trên điểm cực Tây, tỉnh Điện Biên, chiều đón hoàng hôn ở điểm cực Nam, đất mũi Cà Mau, hay màn đêm buông xuống, sóng vỗ xa bờ thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa mới thấy hết được những khó khăn, vất vả và đôi khi là cả sự cám dỗ, mới thấu hiểu được những gì mà những người phụ nữ phải trải qua khi “chân em đã chọn lối này” để bước vào ngành Thanh tra. Tất cả những yếu tố đó tạo lên một bản lĩnh của người cán bộ thanh tra tuyệt đối trung thành với Đảng, lý tưởng cách mạng; giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; khách quan, quyết đoán trong xử lý tình huống, thượng tôn pháp luật và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan, đơn vị giao phó. Khi trở về với cuộc sống đời thường, họ lại là người phụ nữ của gia đình với công việc thường ngày bên chồng, con với nhưng lo toan thường nhật, những tháng ngày hạnh phúc để chuẩn bị năng lượng cho những chuyến công tác tiếp theo sẽ còn nhiều khó khăn, vất vả. “Xin gửi tới những người phụ nữ ngành Thanh tra nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhiều sức khỏe, đầy nhiệt huyết, đam mê với công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và đặc biệt là luôn luôn xinh đẹp như khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra Việt Nam”, anh Công nhắn nhủ. Thái Hải
Thanh tra Chính phủ hiện có 248 cán bộ nữ, trong đó nữ công chức khối hành chính là 120 người. Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới do Tổng TTCP ký ban hành xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, sự tham gia của cán bộ nữ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện quyền bình đẳng giới trong công tác tuyển dụng và đào tạo. Bảo đảm khoảng 50% cán bộ, công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ công chức được tuyển dụng mới hàng năm; 50% nữ công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch chức danh; 30% số cán bộ công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo sau đại học. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 cán bộ nữ tham gia trong ban lãnh đạo của TTCP; 30% trở lên cán bộ lãnh đạo nữ tham gia cấp ủy, cấp phòng, cấp vụ hoặc tương đương; khoảng 40-60% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ được kết nạp Ðảng trong tổng số đảng viên được kết nạp hàng năm. Chánh Thanh tra tỉnh Long An Phan Hữu Hạnh: Nữ cán bộ thanh tra không ngừng phấn đấu, rèn luyện Trong những năm qua, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Long An rất quan tâm tới nữ cán bộ làm công tác thanh tra. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị… Đồng thời, cũng quan tâm đến công tác phát triển, giới thiệu những cán bộ nữ ưu tú kếp nạp vào Đảng, vào những vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan. Bên cạnh đó, phải ghi nhận rằng đội ngũ cán bộ nữ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước trưởng thành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang Lưu Ngọc Đông: Bình đẳng giới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài Từ đầu năm 2018 tới nay, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Hậu Giang cùng Ban Chấp hành Công đoàn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ cán bộ công chức. Nhìn chung, tư tưởng của nữ cán bộ công chức cơ quan an tâm công tác, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy và lãnh đạo cơ quan. Hầu hết các chị em đều hoàn thành tốt công việc được giao, thực hiện tốt nội quy cơ quan, đời sống và thu nhập từng bước đi vào ổn định. Xác định công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ làm nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và thường xuyên nên lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ công chức nữ… Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Tháp Dương Hồng Lạc: Cán bộ nữ làm công tác quản lý ngày càng nhiều hơn Do yếu tố đặc thù của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công chức nữ thường gặp nhiều khó khăn nhất định trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, Đảng ủy, lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan luôn tạo điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị cho công chức nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTr ngày 10/3/2017 thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thanh tra tỉnh. Qua kết quả thực hiện, hiện nay, đội ngũ công chức nữ tăng lên cả về số lượng và chất lượng; năng lực công tác ngày càng tốt hơn, công chức nữ tham gia làm công tác quản lý nhiều hơn, từng bước tăng số lượng công chức nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Số lượng công chức nữ của cơ quan là 9/41 người, trong đó: Tham gia Ban Chấp hành Đảng ủy 1 người; 2 người giữ chức vụ Phó Trưởng phòng; đào tạo cao cấp lý luận chính trị 2 người, trung cấp lý luận chính trị 2 người; tất cả đều có trình độ đại học. Qua kết quả đào tạo, bồi dưỡng cùng với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân, trình độ năng lực công chức nữ cơ quan ngày càng được nâng cao, thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả, phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động và ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động của Thanh tra tỉnh. Chu Tuấn - Cảnh Nhật Anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Họ là những bông quỳnh nở về đêm" Họ xinh đẹp và kiêu sa như những bông hoa ban trắng giữa cánh rừng Tây Bắc; mạnh mẽ, độc lập, gai góc như cây xương rồng giữa sa mạc Sahara và đôi khi là sự dịu dàng, ngát hương như bông hoa quỳnh nở về đêm". Đó là những gì mà anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nghĩ về những người phụ nữ làm trong ngành Thanh tra. Anh Công chia sẻ, khi đất nước chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam cầm súng ra tiền tuyến như những chiến binh thực thụ. Khi ở hậu phương, họ là chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến. Thời bình, họ có mặt và hoàn thành xuất sắc ở mọi công việc, tầng lớp, vị trí trong xã hội. Có những công việc gian nan, vất vả, phức tạp ít ai có thể hiểu được mà những người phụ nữ đang gánh vác trong ngành Thanh tra Việt Nam. Để có được bản kết luận thanh tra, bản báo cáo kết quả xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo khách quan, đúng pháp luật, có chất lượng, đối với nam giới đã là cả một sự nỗ lực. Với những người phụ nữ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn gian nan hơn gấp nhiều lần, và có thể là cả sự đánh đổi. Bên cạnh công việc, họ còn gánh trên vai trọng trách làm vợ, làm mẹ. Có những đợt tham gia các đoàn công tác dài ngày, lên đến 2 tháng, 3 tháng, thậm chí dài hơn, họ phải để lại những công việc gia đình của mình cho chồng, con. Chồng, con họ khi thiếu bóng dáng, bàn tay của người phụ nữ quả là một sự thiệt thòi. Nhưng hơn ai hết, họ hiểu được nhiệm vụ, giá trị, đặc thù công việc và niềm tự hào khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra. Những tháng ngày biền biệt xa gia đình, lúc đón bình minh trên điểm cực Tây, tỉnh Điện Biên, chiều đón hoàng hôn ở điểm cực Nam, đất mũi Cà Mau, hay màn đêm buông xuống, sóng vỗ xa bờ thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa mới thấy hết được những khó khăn, vất vả và đôi khi là cả sự cám dỗ, mới thấu hiểu được những gì mà những người phụ nữ phải trải qua khi “chân em đã chọn lối này” để bước vào ngành Thanh tra. Tất cả những yếu tố đó tạo lên một bản lĩnh của người cán bộ thanh tra tuyệt đối trung thành với Đảng, lý tưởng cách mạng; giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; khách quan, quyết đoán trong xử lý tình huống, thượng tôn pháp luật và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan, đơn vị giao phó. Khi trở về với cuộc sống đời thường, họ lại là người phụ nữ của gia đình với công việc thường ngày bên chồng, con với nhưng lo toan thường nhật, những tháng ngày hạnh phúc để chuẩn bị năng lượng cho những chuyến công tác tiếp theo sẽ còn nhiều khó khăn, vất vả. “Xin gửi tới những người phụ nữ ngành Thanh tra nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhiều sức khỏe, đầy nhiệt huyết, đam mê với công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và đặc biệt là luôn luôn xinh đẹp như khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra Việt Nam”, anh Công nhắn nhủ. Thái Hải
Thanh tra Chính phủ hiện có 248 cán bộ nữ, trong đó nữ công chức khối hành chính là 120 người. Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới do Tổng TTCP ký ban hành xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, sự tham gia của cán bộ nữ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện quyền bình đẳng giới trong công tác tuyển dụng và đào tạo. Bảo đảm khoảng 50% cán bộ, công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ công chức được tuyển dụng mới hàng năm; 50% nữ công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch chức danh; 30% số cán bộ công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo sau đại học. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 cán bộ nữ tham gia trong ban lãnh đạo của TTCP; 30% trở lên cán bộ lãnh đạo nữ tham gia cấp ủy, cấp phòng, cấp vụ hoặc tương đương; khoảng 40-60% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ được kết nạp Ðảng trong tổng số đảng viên được kết nạp hàng năm. Chánh Thanh tra tỉnh Long An Phan Hữu Hạnh: Nữ cán bộ thanh tra không ngừng phấn đấu, rèn luyện Trong những năm qua, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Long An rất quan tâm tới nữ cán bộ làm công tác thanh tra. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị… Đồng thời, cũng quan tâm đến công tác phát triển, giới thiệu những cán bộ nữ ưu tú kếp nạp vào Đảng, vào những vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan. Bên cạnh đó, phải ghi nhận rằng đội ngũ cán bộ nữ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước trưởng thành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang Lưu Ngọc Đông: Bình đẳng giới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài Từ đầu năm 2018 tới nay, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Hậu Giang cùng Ban Chấp hành Công đoàn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ cán bộ công chức. Nhìn chung, tư tưởng của nữ cán bộ công chức cơ quan an tâm công tác, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy và lãnh đạo cơ quan. Hầu hết các chị em đều hoàn thành tốt công việc được giao, thực hiện tốt nội quy cơ quan, đời sống và thu nhập từng bước đi vào ổn định. Xác định công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ làm nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và thường xuyên nên lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ công chức nữ… Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Tháp Dương Hồng Lạc: Cán bộ nữ làm công tác quản lý ngày càng nhiều hơn Do yếu tố đặc thù của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công chức nữ thường gặp nhiều khó khăn nhất định trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, Đảng ủy, lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan luôn tạo điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị cho công chức nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTr ngày 10/3/2017 thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thanh tra tỉnh. Qua kết quả thực hiện, hiện nay, đội ngũ công chức nữ tăng lên cả về số lượng và chất lượng; năng lực công tác ngày càng tốt hơn, công chức nữ tham gia làm công tác quản lý nhiều hơn, từng bước tăng số lượng công chức nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Số lượng công chức nữ của cơ quan là 9/41 người, trong đó: Tham gia Ban Chấp hành Đảng ủy 1 người; 2 người giữ chức vụ Phó Trưởng phòng; đào tạo cao cấp lý luận chính trị 2 người, trung cấp lý luận chính trị 2 người; tất cả đều có trình độ đại học. Qua kết quả đào tạo, bồi dưỡng cùng với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân, trình độ năng lực công chức nữ cơ quan ngày càng được nâng cao, thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả, phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động và ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động của Thanh tra tỉnh. Chu Tuấn - Cảnh Nhật Anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Họ là những bông quỳnh nở về đêm" Họ xinh đẹp và kiêu sa như những bông hoa ban trắng giữa cánh rừng Tây Bắc; mạnh mẽ, độc lập, gai góc như cây xương rồng giữa sa mạc Sahara và đôi khi là sự dịu dàng, ngát hương như bông hoa quỳnh nở về đêm". Đó là những gì mà anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nghĩ về những người phụ nữ làm trong ngành Thanh tra. Anh Công chia sẻ, khi đất nước chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam cầm súng ra tiền tuyến như những chiến binh thực thụ. Khi ở hậu phương, họ là chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến. Thời bình, họ có mặt và hoàn thành xuất sắc ở mọi công việc, tầng lớp, vị trí trong xã hội. Có những công việc gian nan, vất vả, phức tạp ít ai có thể hiểu được mà những người phụ nữ đang gánh vác trong ngành Thanh tra Việt Nam. Để có được bản kết luận thanh tra, bản báo cáo kết quả xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo khách quan, đúng pháp luật, có chất lượng, đối với nam giới đã là cả một sự nỗ lực. Với những người phụ nữ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn gian nan hơn gấp nhiều lần, và có thể là cả sự đánh đổi. Bên cạnh công việc, họ còn gánh trên vai trọng trách làm vợ, làm mẹ. Có những đợt tham gia các đoàn công tác dài ngày, lên đến 2 tháng, 3 tháng, thậm chí dài hơn, họ phải để lại những công việc gia đình của mình cho chồng, con. Chồng, con họ khi thiếu bóng dáng, bàn tay của người phụ nữ quả là một sự thiệt thòi. Nhưng hơn ai hết, họ hiểu được nhiệm vụ, giá trị, đặc thù công việc và niềm tự hào khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra. Những tháng ngày biền biệt xa gia đình, lúc đón bình minh trên điểm cực Tây, tỉnh Điện Biên, chiều đón hoàng hôn ở điểm cực Nam, đất mũi Cà Mau, hay màn đêm buông xuống, sóng vỗ xa bờ thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa mới thấy hết được những khó khăn, vất vả và đôi khi là cả sự cám dỗ, mới thấu hiểu được những gì mà những người phụ nữ phải trải qua khi “chân em đã chọn lối này” để bước vào ngành Thanh tra. Tất cả những yếu tố đó tạo lên một bản lĩnh của người cán bộ thanh tra tuyệt đối trung thành với Đảng, lý tưởng cách mạng; giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; khách quan, quyết đoán trong xử lý tình huống, thượng tôn pháp luật và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan, đơn vị giao phó. Khi trở về với cuộc sống đời thường, họ lại là người phụ nữ của gia đình với công việc thường ngày bên chồng, con với nhưng lo toan thường nhật, những tháng ngày hạnh phúc để chuẩn bị năng lượng cho những chuyến công tác tiếp theo sẽ còn nhiều khó khăn, vất vả. “Xin gửi tới những người phụ nữ ngành Thanh tra nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhiều sức khỏe, đầy nhiệt huyết, đam mê với công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và đặc biệt là luôn luôn xinh đẹp như khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra Việt Nam”, anh Công nhắn nhủ. Thái Hải
Thanh tra Chính phủ hiện có 248 cán bộ nữ, trong đó nữ công chức khối hành chính là 120 người. Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới do Tổng TTCP ký ban hành xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, sự tham gia của cán bộ nữ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện quyền bình đẳng giới trong công tác tuyển dụng và đào tạo. Bảo đảm khoảng 50% cán bộ, công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ công chức được tuyển dụng mới hàng năm; 50% nữ công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch chức danh; 30% số cán bộ công chức, viên chức nữ trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo sau đại học. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 cán bộ nữ tham gia trong ban lãnh đạo của TTCP; 30% trở lên cán bộ lãnh đạo nữ tham gia cấp ủy, cấp phòng, cấp vụ hoặc tương đương; khoảng 40-60% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ được kết nạp Ðảng trong tổng số đảng viên được kết nạp hàng năm. Chánh Thanh tra tỉnh Long An Phan Hữu Hạnh: Nữ cán bộ thanh tra không ngừng phấn đấu, rèn luyện Trong những năm qua, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Long An rất quan tâm tới nữ cán bộ làm công tác thanh tra. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị… Đồng thời, cũng quan tâm đến công tác phát triển, giới thiệu những cán bộ nữ ưu tú kếp nạp vào Đảng, vào những vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan. Bên cạnh đó, phải ghi nhận rằng đội ngũ cán bộ nữ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước trưởng thành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Chánh Thanh tra tỉnh Hậu Giang Lưu Ngọc Đông: Bình đẳng giới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài Từ đầu năm 2018 tới nay, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Hậu Giang cùng Ban Chấp hành Công đoàn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ cán bộ công chức. Nhìn chung, tư tưởng của nữ cán bộ công chức cơ quan an tâm công tác, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy và lãnh đạo cơ quan. Hầu hết các chị em đều hoàn thành tốt công việc được giao, thực hiện tốt nội quy cơ quan, đời sống và thu nhập từng bước đi vào ổn định. Xác định công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ làm nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và thường xuyên nên lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ công chức nữ… Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Tháp Dương Hồng Lạc: Cán bộ nữ làm công tác quản lý ngày càng nhiều hơn Do yếu tố đặc thù của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công chức nữ thường gặp nhiều khó khăn nhất định trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, Đảng ủy, lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan luôn tạo điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị cho công chức nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTr ngày 10/3/2017 thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thanh tra tỉnh. Qua kết quả thực hiện, hiện nay, đội ngũ công chức nữ tăng lên cả về số lượng và chất lượng; năng lực công tác ngày càng tốt hơn, công chức nữ tham gia làm công tác quản lý nhiều hơn, từng bước tăng số lượng công chức nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Số lượng công chức nữ của cơ quan là 9/41 người, trong đó: Tham gia Ban Chấp hành Đảng ủy 1 người; 2 người giữ chức vụ Phó Trưởng phòng; đào tạo cao cấp lý luận chính trị 2 người, trung cấp lý luận chính trị 2 người; tất cả đều có trình độ đại học. Qua kết quả đào tạo, bồi dưỡng cùng với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân, trình độ năng lực công chức nữ cơ quan ngày càng được nâng cao, thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả, phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động và ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động của Thanh tra tỉnh. Chu Tuấn - Cảnh Nhật Anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Họ là những bông quỳnh nở về đêm" Họ xinh đẹp và kiêu sa như những bông hoa ban trắng giữa cánh rừng Tây Bắc; mạnh mẽ, độc lập, gai góc như cây xương rồng giữa sa mạc Sahara và đôi khi là sự dịu dàng, ngát hương như bông hoa quỳnh nở về đêm". Đó là những gì mà anh Phạm Văn Công, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nghĩ về những người phụ nữ làm trong ngành Thanh tra. Anh Công chia sẻ, khi đất nước chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam cầm súng ra tiền tuyến như những chiến binh thực thụ. Khi ở hậu phương, họ là chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến. Thời bình, họ có mặt và hoàn thành xuất sắc ở mọi công việc, tầng lớp, vị trí trong xã hội. Có những công việc gian nan, vất vả, phức tạp ít ai có thể hiểu được mà những người phụ nữ đang gánh vác trong ngành Thanh tra Việt Nam. Để có được bản kết luận thanh tra, bản báo cáo kết quả xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo khách quan, đúng pháp luật, có chất lượng, đối với nam giới đã là cả một sự nỗ lực. Với những người phụ nữ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn gian nan hơn gấp nhiều lần, và có thể là cả sự đánh đổi. Bên cạnh công việc, họ còn gánh trên vai trọng trách làm vợ, làm mẹ. Có những đợt tham gia các đoàn công tác dài ngày, lên đến 2 tháng, 3 tháng, thậm chí dài hơn, họ phải để lại những công việc gia đình của mình cho chồng, con. Chồng, con họ khi thiếu bóng dáng, bàn tay của người phụ nữ quả là một sự thiệt thòi. Nhưng hơn ai hết, họ hiểu được nhiệm vụ, giá trị, đặc thù công việc và niềm tự hào khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra. Những tháng ngày biền biệt xa gia đình, lúc đón bình minh trên điểm cực Tây, tỉnh Điện Biên, chiều đón hoàng hôn ở điểm cực Nam, đất mũi Cà Mau, hay màn đêm buông xuống, sóng vỗ xa bờ thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa mới thấy hết được những khó khăn, vất vả và đôi khi là cả sự cám dỗ, mới thấu hiểu được những gì mà những người phụ nữ phải trải qua khi “chân em đã chọn lối này” để bước vào ngành Thanh tra. Tất cả những yếu tố đó tạo lên một bản lĩnh của người cán bộ thanh tra tuyệt đối trung thành với Đảng, lý tưởng cách mạng; giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; khách quan, quyết đoán trong xử lý tình huống, thượng tôn pháp luật và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan, đơn vị giao phó. Khi trở về với cuộc sống đời thường, họ lại là người phụ nữ của gia đình với công việc thường ngày bên chồng, con với nhưng lo toan thường nhật, những tháng ngày hạnh phúc để chuẩn bị năng lượng cho những chuyến công tác tiếp theo sẽ còn nhiều khó khăn, vất vả. “Xin gửi tới những người phụ nữ ngành Thanh tra nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhiều sức khỏe, đầy nhiệt huyết, đam mê với công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và đặc biệt là luôn luôn xinh đẹp như khi khoác lên mình màu áo ngành Thanh tra Việt Nam”, anh Công nhắn nhủ. Thái Hải
Anh Nguyễn Tuấn Anh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Phụ nữ luôn phải nỗ lực nhiều hơn Là một người dân, công việc của tôi hầu như không có chút liên quan đến công tác thanh tra. Tuy nhiên, theo những gì mà tôi được chứng kiến, những điều tôi thấy qua truyền thông và cũng đôi lần được tiếp xúc với cán bộ công tác trong ngành Thanh tra, tôi thấy đây là một nghề đặc thù, phức tạp bởi khi nghe nói đến chữ “thanh tra” bất kể đơn vị hay cá nhân nào cũng cảm thấy e ngại, dè chừng. Tôi từng nghe nhiều người nói rằng, khi có cán bộ thanh tra hay đoàn thanh tra “hỏi thăm” có nghĩa là đơn vị hay cá nhân đó có vấn đề. Nhưng thực tế, nhờ công tác thanh tra mà doanh nghiệp, tập thể hay cá nhân đó biết mình đang phát triển đúng hướng theo quy định của pháp luật hay không, qua đó có định hướng đúng đắn, phát triển tốt hơn, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội. Với bất cứ công việc nào, phụ nữ hay nam giới cũng đều có thế mạnh riêng. Nhưng đối với ngành Thanh tra, tôi nghĩ công việc này không hề đơn giản đối với nữ giới, bởi những đòi hỏi khắt khe khiến cán bộ nữ phải biết vượt lên chính mình để hoàn thành công việc được giao. Ngày nay, tính chất công việc ngày càng nhiều, công chức khi tham gia các đoàn thanh tra đều phải đi cơ sở, có cuộc thanh tra kéo dài đến vài tháng. Do vậy, các cán bộ nữ, nhất là các cán bộ đã có gia đình gặp không ít khó khăn. Khó khăn, vất vả là vậy nhưng theo tôi, vai trò của phụ nữ đối với công tác thanh tra cũng rất quan trọng. Với nhiều vụ việc hay đối tượng được thanh tra chưa chắc nam giới đã xử lý tốt hơn. Trong khi đó, phụ nữ biết phát huy lợi thế của mình, kiên trì, mềm mỏng, giải quyết có lý có tình theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, nhờ đó góp phần hoàn thành tốt công việc được giao. Với chị em phụ nữ, công tác thanh tra dễ nhưng lại khó. Dễ là vì mình được trao quyền đi kiểm tra, thanh tra để phát hiện những dấu hiệu, những hạn chế của đối tượng. Nhưng cái khó là khi chỉ ra được những tồn tại đó thì phải nhắc nhở, xử lý như thế nào cho thực sự công tâm, khách quan mà vừa làm cho đơn vị, đối tượng không bị ảnh hưởng và phát triển tốt hơn. Trên thực tế, dù ngày nay, phụ nữ đã có nhiều cố gắng, nhiều người khẳng định được mình và có vị trí quan trọng trong đơn vị. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường mà ở đó nhiều phức tạp, cám dỗ, người cán bộ thanh tra, nhất là cán bộ nữ phải rất bản lĩnh để khẳng định được mình. Theo như tôi được thấy, hiện nay, tỷ lệ nữ cán bộ làm công tác thanh tra không nhiều. Do vậy, thời gian tới, cần tạo điều kiện để chị em được giao lưu, học tập cũng như phát huy năng lực, sở trường trong công việc. Cần được quan tâm nhiều hơn về chế độ, tạo điều kiện của lãnh đạo, sự chia sẻ ủng hộ của gia đình để họ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Phụ nữ ngoài công việc, khi trở về với gia đình họ còn phải làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ. Vì vậy, để khẳng định được mình, chị em phụ nữ ngành Thanh tra cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, có bản lĩnh vững vàng, giữ vững đạo đức nghề nghiệp và khắc phục các khó khăn để hoàn thành tốt hơn nữa các nhiệm vụ được giao. Lưu Nguyễn
Đan Quế