Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/05/2012 - 06:45
(Thanh tra)- Sau một năm thực hiện không có hiệu quả việc giảm tải chương trình học trong sách giáo khoa, mới đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) lại đề xuất cho học sinh THPT học 2 buổi/ngày nhằm giảm áp lực trong học tập.
Về chủ trương này, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết: Bộ GD-ĐT thực hiện giảm tải, nhưng xem như không làm gì cả. Giảm tải vụn vặt, chắp vá như cắt ví dụ này, bỏ bài tập kia… Việc tăng buổi học chỉ làm cho học sinh thêm mệt mỏi vì thời gian học kéo dài. Theo tôi, Bộ nên tập trung vào việc giảm tải chương trình học cho học sinh hơn nữa.
Đồng tình với ý kiến này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, giáo dục phổ thông thực hiện học 2 buổi/ngày cần phải đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học. Buổi thứ hai là một phần bổ trợ kiến thức, một phần thực hiện kỹ năng và hướng dẫn các em tự học; đồng thời, có những hoạt động vui chơi ngoại khóa để tăng thể lực cho các em và giáo dục toàn diện. Nếu buổi học thứ hai chỉ dạy thêm kiến thức thì sẽ rất vô bổ.
Theo ông Trần Xuân Đình, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, tăng thời lượng không có nghĩa là tăng kiến thức không lấy việc thêm giờ để giảm tải. Buổi học thứ hai giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn có thời gian thực hành. Để học sinh thích học cần soạn lại chương trình và có cách dạy thích hợp.
Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Kim Hoãn cho hay, tăng giờ có nghĩa là phải có thêm sân vận động, bể bơi, thư viện, có chỗ để học sinh tìm hiểu và khám phá thêm kiến thức ngoài sách vở. Tăng thời lượng mà ép học sinh học nhồi nhét cho hết kiến thức thì không giải quyết được gì. Hiện, việc học 2 buổi/ngày tại Hà Nội ở bậc tiểu học cho thấy quá căng thẳng. Ở các nước trên thế giới học sinh học 2 buổi/ngày bắt đầu từ 9 giờ sáng và đến 15 giờ học sinh đã ra về. Còn ở nước ta, học sinh đến trường từ 7 giờ sáng nhưng phải đến 17 giờ mới được bố mẹ đón về.
GS. VS Nguyễn Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, giáo dục phổ thông muốn dạy 2 buổi/ngày cần có điều kiện tốt về trường học, phòng học, chương trình học và giáo viên dạy. Cấp tiểu học ở nước ta thực hiện học 2 buổi/ngày được 18 năm, nhưng đến nay cả nước mới chỉ có 50% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Hầu hết phụ huynh học sinh đều không mấy ủng hộ chủ trường này. Chị Hoàng Mai Anh có con học lớp 11 Trường THPT Kim Liên, Hà Nội cho biết: Lịch học 1 tuần của con trai chị: Sáng học ở trường, chiều học thêm ở trường 4 buổi/tuần, tối học thêm ngoài 5 buổi/tuần. “Nếu chủ trương tăng buổi học như đề xuất của Bộ thì con tôi chắc chắn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi chứ đừng nói đến thời gian tự học ở nhà”, chị Anh nói.
Mặc dù, Bộ GD-ĐT nỗ lực trong việc giảm áp lực học hành cho học sinh các cấp bằng việc ban hành hàng loạt quy định như: Cấm dạy thêm học thêm; giảm tải chương trình học và sắp tới sẽ là quy định về việc học sinh THPT học 2 buổi/ngày… Thế nhưng, các quy định này lại đang gây khó đối với phụ huynh, học sinh.
Q.Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên