Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/02/2017 - 10:12
(Thanh tra) - 5,6 triệu hộ kinh doanh trong cả nước đang lo lắng trước thông tin từ ngày 15/3/2017, nhóm đối tượng này sẽ không được vay vốn ngân hàng theo quy định mới tại Thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn vay. Ảnh: nguồn internet
Các đối tượng không phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ chức hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân (gọi chung là hộ kinh doanh) sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn.
NHNN ban hành Thông tư 39 nhằm xác định lại đối tượng vay vốn ngân hàng gồm pháp nhân và cá nhân theo thông lệ chung quốc tế. Một số luật sư cho rằng, Thông tư 39 làm rõ thuật ngữ, khái niệm nhưng lại đang khiến nhiều triệu hộ kinh doanh lo lắng.
Xét về toàn cục ta thấy mâu thuẫn: Nhiều triệu hộ kinh doanh từ trước đến nay quen làm ăn với quy mô nhỏ, không muốn nâng cấp lên doanh nghiệp (DN) vì ngại quản lý sổ sách, kế toán, thủ tục thuế… Trong khi mục tiêu của cả nước phấn đấu đến năm 2020 đạt 1 triệu DN hoạt động. Hiện tại, có khoảng 50 vạn DN đang hoạt động. Thời gian còn lại chỉ 3 năm, lấy đâu ra 50 vạn DN mới hoạt động? Để đạt mục tiêu trên, phải chăng cơ quan quản lý Nhà nước mong muốn nhóm đối tượng hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình nâng cấp lên DN để đáp ứng mục tiêu?
Có nhiều quan điểm phản biện: Một số chuyên gia tài chính ngân hàng thừa nhận, từ trước đến nay, dư nợ tín dụng ở nhóm hộ kinh doanh tuy không sánh vai bằng tập đoàn, DN lớn nhưng đã mang lại lợi nhuận ổn định, an toàn và bền vững, tạo việc làm cho hơn 8 triệu người lao động, đóng góp lớn cho ngành thuế, góp phần ổn định an sinh xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước nên động viên họ lựa chọn mô hình nâng cấp lên DN ở những đối tượng có tiềm lực và khả năng phát triển tốt, chứ không nên đổ toàn bộ DN từ “rổ cũ” sang “rổ mới” để tính số lượng.
Một chủ tịch hiệp hội DN cho rằng, chính sách kích thích sản xuất của Nhà nước đối với DN nhỏ và vừa từ trước đến nay chưa đưa lại hiệu quả như mong muốn, sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách đến tiền bạc chưa sát sườn. Về cơ bản, nhóm đối tượng này vẫn “tự bơi”. Kinh tế hộ chuyển lên DN thì họ phải chịu quản lý nhiều vòng chặt chẽ hơn trong khi cả triệu gia đình đã quen với tập tục sản xuất kinh doanh truyền thống, có gia đình đã trải qua nhiều thế hệ. Do vậy, họ ngại chấp nhận với hình thức quản lý mới.
Như vậy sau ngày 15/3/2017, khi Thông tư 39 có hiệu lực, nhóm đối tượng hộ kinh doanh tiếp cận vốn bằng cách nào? Theo quy định, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác… không có tư cách pháp nhân để vay vốn nhưng ông chủ của các tổ chức này vẫn được quyền vay vốn với tư cách cá nhân. Vì thế, các hộ kinh doanh vẫn không bị cắt nguồn hỗ trợ vay vốn. Điều này sẽ xóa tan sự lo lắng về nguy cơ không được vay vốn.
Cả nước đang khởi động với tinh thần nhiệt huyết cao gây dựng một quốc gia khởi nghiệp, trước hết để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp như hiện nay, đồng thời để tăng nguồn thu cho toàn xã hội… Đó là lý do cần có đủ 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Tuy nhiên, không vì đạt mục tiêu về số lượng mà chúng ta “ép” quả xanh phải chín sớm. Về bản chất, theo kinh điển: Quá trình tích lũy đủ về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Bởi vậy, Nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn nữa, đặc biệt là các cơ chế chính sách đối với nhóm đối tượng DN nhỏ và vừa để 5,6 triệu hộ kinh doanh nhận thấy rằng mình “lên đời” sẽ có nhiều lợi thế hơn trong sản xuất kinh doanh. Lúc đó không ai “ép”, họ cũng háo hức chuyển đổi.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền