Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/07/2014 - 07:25
(Thanh tra)- Thiên hạ nghe rất hoành tráng, rất oai. Bộ trưởng đi thị sát, kiểm tra, đột xuất chứng kiến vụ việc, có ý kiến, phê bình, nhắc nhở, động viên… thậm chí đình chỉ công tác để xem xét tổng giám đốc, lãnh đạo nhà máy, ban quản lý dự án… Và, thật sự thì phải có tầm, có tâm mới dám “vi hành” như vậy!
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Vì sao vậy?
Những năm trước 2000, chúng ta đã chứng kiến một lúc 7 - 8 đoàn đi như vậy. Chưa bao giờ có một sự kiện lớn như thế. Mỗi bộ trưởng dẫn dầu một đoàn, chia nhau đi khắp các tỉnh để rầm rộ giải quyết hết đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng, các khúc mắc của dân… Trong tư tưởng chỉ đạo và trong suy nghĩ thuần khiết của mỗi chúng ta thì đơn thư có gì mà không giải quyết được khách quan; có gì mà không nói rõ được, chắc là cấp dưới quan liêu, bê trễ, xa rời dân, không lo cho dân; chắc lại vì lợi ích phe nhóm, cục bộ địa phương…
Vậy là, niềm tin dẫn dắt các đoàn. Trách nhiệm chủ trì, rồi cũng là thanh tra… Cũng đón tiếp, cũng gặp gỡ long trọng, hội trường lớn, hội trường nhỏ. Mỗi tỉnh, chủ tịch, bí thư cũng phải trưng ra 5 - 7 vụ việc “khó xài” đã kéo dài hàng chục năm, các bộ, ban, ngành đã họp lên họp xuống nhiều lần, nhiều phương án khi cứng khi mềm đã thực hiện, nhưng đều không ổn… Chỉ khổ cán bộ thanh tra đi theo đoàn là phải nắm chắc vụ việc để báo cáo chi tiết, rồi lại phải trình lãnh đạo báo cáo từng hôm, bằng văn bản, các giải pháp… Rồi đội ngũ thanh tra tỉnh, thanh tra huyện phải bỏ dở công việc để hỗ trợ kế hoạch đột xuất của cấp trên. Khổ nhất là tham mưu, giúp việc cho các trưởng đoàn không chuyên. Vì có phải bộ trưởng nào cũng thạo về công tác thanh tra ruộng đất, mua bán nhà cửa, y tế, giáo dục cả đâu? Cho nên, có chánh thanh tra tỉnh được phen mướt mồ hôi vì trưởng đoàn mãi vẫn không hiểu ra vấn đề dân đòi hỏi…
Nguy nhất là có trưởng đoàn được dân khen, tung hô, vỗ tay vì đồng ý giải quyết vụ việc cho dòng họ. May mà, lãnh đạo thanh tra tỉnh đề nghị sẽ có buổi làm việc riêng với trưởng họ trước khi ký văn bản. Sau này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải đích thân xử lý vụ việc theo lệnh của Thủ tướng. Từ đó, những việc như thế không được triển khai nữa. Đó là một bài học lớn về công tác quản lý Nhà nước! Vì làm sao một lãnh đạo bộ lại dám tiên quyết một vấn đề không thuộc chức năng nhiệm vụ của mình? Hơn thế nữa, dù là tướng cầm quân cũng phải nghe cấp dưới, nghe tham mưu, trinh sát báo cáo cụ thể, với các phương án và tình huống có thể xảy ra, mới tránh khỏi thương vong, mới hy vọng chắc đánh, chắc thắng được! Đằng này, là những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, đến thanh tra “già đời kinh nghiệm”, rà đi soát lại mà vẫn chưa dám chắc thắng, vậy mà bộ trưởng - trưởng đoàn, dám quyết tỉnh bơ, khi chỉ nghe người khiếu tố trình bày, không có đối chất, phản biện.
Mỗi ngành có một núi những khó khăn, tồn tại. Hơn nhau là “tư lệnh” có kế hoạch, có các giải pháp để thực hiện, có cách thanh tra, kiểm tra để biết kế hoạch thực hiện đến đâu, trước khi tổng kết việc thực hiện. Thanh tra, kiểm tra nằm trong hệ thống chỉ huy, quản lý. Nói cách khác là “bàn tay sắt” của lãnh đạo, quản lý. Ngành nào, tỉnh nào làm tốt là nhờ sử dụng tốt cán bộ thanh tra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thanh tra hơn cả “tai mắt” cho lãnh đạo. Ngay từ việc chọn người, chọn đoàn, nghe báo cáo và Người triệt để xử lý theo kiến nghị của đoàn thanh tra. Thanh tra là để xử lý, qua thanh tra cũng để động viên khen thưởng những nơi làm tốt, chấn chỉnh những nơi yếu kém, xử lý nghiêm minh, tuyên truyền rộng rãi…
Nay, một số lãnh đạo bộ, tỉnh “vi hành” nhiều, sâu sát thực tế, xử lý nghiêm được dư luận đồng tình, ca ngợi… Tuy nhiên, nhiều việc thuộc chức trách của cán bộ thanh tra. Đó là bộ máy, là “tai mắt”, là cánh tay vươn dài của lãnh đạo! Nếu chúng ta không sử dụng tốt, nó sẽ bị cùn mòn, thiếu hiệu quả, phản tác dụng… Nếu có nơi nào thanh tra làm chưa tốt, lãnh đạo phải yêu cầu báo cáo, làm rõ, phê bình và xử lý trước hết là cán bộ thanh tra. Bởi vì thanh tra làm chưa hết công suất, làm chưa đến nơi đến chốn, chưa giám sát việc thực thi kết luận thanh tra, kiến nghị chưa đủ sức răn đe, chưa bắt phạt, chưa chuyển cơ quan điều tra những vụ việc nghiêm trọng về làm ăn gian dối, lừa đảo, chụp giật… Công tác thanh tra từng vùng miền và bộ, ngành chưa sôi động, chưa hối thúc toàn dân tham gia chống tham nhũng, lãng phí… chưa thật sự đứng trên tuyến đầu diệt giặc tham nhũng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại sao kỳ thi không nghiêm? Công tác dạy và học chưa tốt? Tại sao cầu đường xấu, chất lượng yếu kém, tai nạn nhiều? Tại sao máy bay chậm chuyến nhiều, tàu hỏa lạc hậu, thua lỗ? Tại sao chất lượng thực phẩm, dược phẩm yếu kém? Bệnh viện nào đủ tiêu chuẩn vì người bệnh? Dân không có nước sạch dùng, công trình A sai phạm 8, 9 lần, sao thanh tra không biết? Điện, xăng dầu tùy nghi tăng giá, bất động sản chết chìm, tham nhũng vẫn gia tăng…? Tại sao ngành Thuế lại phải chấn chỉnh?... Hãy gõ cửa thanh tra! Cơ quan này là nơi gác cửa cho các lãnh đạo về các vụ việc tiêu cực và tích cực. Đừng để bộ trưởng phải làm thay nhiệm vụ của thanh tra từng ngành, từng địa phương! Đừng đánh rơi vai trò trách nhiệm đã được Đảng và nhân dân giao phó!
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà