Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khắc phục các “điểm nóng” ô nhiễm môi trường

Thứ sáu, 26/08/2011 - 09:02

(Thanh tra)- Do còn nhiều bất cập trong quản lý nên công tác bảo vệ môi trường ở khu vực nông nghiệp, nông thôn rất khó khăn, tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) ngày càng gia tăng. Trước tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang khẩn trương có các giải pháp tích cực, đặc biệt là xây dựng các văn bản pháp luật và tập trung khắc phục các "điểm nóng" ONMT nông thôn.

Rác thải nông thôn - nguồn ô nhiễm cần xử lý triệt để

*Gần 3.460 lít thuốc BVTV quá hạn, ngoài danh mục chưa được tiêu hủy.

Gia tăng ô nhiễm

Theo đánh giá của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), công tác bảo vệ môi trường từ năm 2006 đến nay đã đạt được những kết quả nhất định về kiểm soát ONMT, quản lý và xử lý chất thải; quản lý tài nguyên rừng, biển, bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học cũng như phục hồi cải thiện môi trường. Tuy nhiên, vấn đề ONMT tại khu vực nông thôn còn không ít tồn tại, thách thức.

Cụ thể, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tràn lan, thiếu kiểm soát gây nên tình trạng ONMT đất, nước. Theo ước tính, riêng năm 2007, có khoảng 60 - 65% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thu, tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp như làm chai cứng đất, ô nhiễm nguồn nước, thậm chí có thể gây đột biến gen với một số loại cây trồng. Hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không bảo đảm thời gian cách ly dẫn đến nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2010, 3 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai đã thu gom và tiêu hủy được 5.511,6kg và 342,2 lít thuốc BVTV quá hạn sử dụng và ngoài danh mục. Song cũng còn hơn 700kg và gần 3.460 lít thuốc BVTV chưa được tiêu hủy.

Đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận định, lượng chất thải phát sinh ngày một gia tăng ở nông thôn. Có tới 90% khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý hợp vệ sinh chủ yếu đổ ra ven đường làng, bờ kênh, mương gây ONMT nghiêm trọng. Điều đáng nói là, những vùng nuôi tôm tập trung và cá da trơn luôn bị ô nhiễm nặng. Bởi, để có 1 kg cá da trơn phải sử dụng 3 - 5kg thức ăn mà chỉ có 17% được cá hấp thụ, còn lại trở thành chất hữu cơ phân hủy làm ONMT. Chưa kể, cả nước với gần 16.700 trang trại, tính ra lượng chất thải mỗi năm lên tới khoảng trên 73 triệu tấn khiến các nhà quản lý đau đầu.

Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật


Để góp phần giải quyết tình trạng ONMT nông thôn, Bộ NN&PTNT đang đẩy mạnh triển khai các dự án khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường (thuộc Đề án tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn). Theo các chuyên gia, giải pháp hữu hiệu trong khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường là thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để chủ động phòng ngừa. Đồng thời, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp công nghệ phòng tránh tác hại do biến đổi khí hậu và ONMT đối với sản xuất nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, bởi ngành nông nghiệp bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Cùng với đó là tăng cường hệ thống quan trắc môi trường, hoàn thiện các hệ thống quy chuẩn, đánh giá tác động môi trường tổng hợp và hoàn thiện các khung pháp lý trong quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển. Xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật và kỹ thuật là giải pháp hàng đầu để giải quyết tình trạng ONMT nông thôn những năm tới.

Tiếp đó, cần sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 2010 và một số văn bản hướng dẫn thực thi luật này theo hướng thống nhất chức năng quản lý, làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, tránh chồng chéo, phân tán, bổ sung các quy định để nâng cao quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn.


                Bài và ảnh: Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm