Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/06/2011 - 09:06
(Thanh tra)- Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), những năm gần đây, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đã tăng lên, không chỉ trong phạm vi bắt buộc mà còn mở rộng đến các đối tượng tự nguyện, tạo sự bình đẳng về BHXH đối với mọi đối tượng lao động ở các thành phần kinh tế. Tuy vậy, chính sách BHXH cũng bộc lộ nhiều tồn tại, khó khăn.
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hiện nay, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mới chỉ chiếm 20% lao động, bình quân mỗi năm tăng mới thêm 4,5 - 6%. Số lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH quá thấp so với tiềm năng, mặc dù đây là nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH đã được Luật BHXH quy định từ rất sơm. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt thấp, do chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn người lao động. Số người lao động tham gia BHXH tăng mới đạt thấp đã dẫn đến thực trạng số người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu ngày càng giảm. Nếu như năm 1996 (quỹ BHXH mới tách ra) có 277 người đóng cho 1 người hưởng lương hưu thì đến năm 2007 (năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH) có 17 người đóng cho 1 người hưởng lương hưu; năm 2010 chỉ có 10,6 người đóng cho 1 người hưởng.
BHXH Việt Nam cảnh báo, với cơ chế pháp luật hiện hành, đến năm 2023, quỹ BHXH sẽ mất cân bằng. Bắt đầu từ năm 2024, số chi lớn hơn số thu. Nếu không có sự can thiệp thì đến năm 2037, số chi lớn hơn rất nhiều lần so với số thu. “Quỹ BHXH sẽ có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần”, đại diện BHXH Việt Nam nhấn mạnh.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tính đến cuối năm 2010, cả nước có 50.771 người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), đạt 60% dân số. Ông Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, dù đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh qua hàng năm, nhưng vẫn còn không ít bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế của từng nhóm đối tượng. Hiện, nhóm đối tượng người nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số (N3) vẫn đứng đầu về số người tham gia BHYT, với hơn 14 triệu người. Thế nhưng, tần suất khám chữa bệnh BHYT của nhóm này lại thấp nhất (1,13 - 1,25%); chi phí cho 1 lượt điều trị ngoại trú là 146.000 đồng, nội trú là 487.000 đồng. Trong khi đó, chi phí điều trị ngoại trú cho nhóm người hưu trí là 215.000 đồng, nội trú là 1,8 triệu đồng; nhóm cá nhân tự đóng, chi phí ngoại trú là 166.000 đồng, nội trú là 2,2 triệu đồng… Nguyên nhân dẫn đến sự bất hợp lý này là những đối tượng thuộc nhóm N3 chủ yếu sinh sống ở vùng khó khăn, dịch vụ y tế nghèo nàn, không có phương tiện hỗ trợ đi lại khám chữa bệnh ở các bệnh viện. Việc “khống chế” một số dịch vụ không thuộc phạm vi chi trả của BHYT và người bệnh cùng chi trả 5% khi đi khám chữa bệnh đã làm “gánh nặng” thêm cho người bệnh vốn đã rất khó khăn.
Hiện vẫn còn gần 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT hoặc không dùng thẻ BHYT khi đến cơ sở y tế. Nguyên nhân là do quy trình lập danh sách và cấp phát thẻ còn chậm, thủ tục trong khám chữa bệnh, chuyển tuyến điều trị còn rườm rà nên các bậc phụ huynh có tâm lý “ngại” khi đưa con đến các cơ sở y tế.
Để giải quyết những bất cập đối với quỹ BHXH, tại hội thảo “Chia sẻ thông tin về an sinh xã hội giữa các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ” do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây, bà Trần Thị Thúy Nga khuyến nghị, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật hiện hành về BHXH khi hưởng các chế độ ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động và tử tuất. Vụ trưởng Vụ BHXH cho biết thêm, Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu xây dựng hệ thống hưu trí đa tuyến; thay đổi các điều kiện hưởng lương hưu, ví dụ tăng dần thời gian đóng BHXH và tuổi nghỉ hưu nhằm bảo đảm cân đối quỹ BHXH lâu dài. Ngoài ra, công thức tính tiền lương hưu phải được tính toán lại giữa khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước…
Về phía Bộ Y tế, theo ông Khâm, cần tăng cường trách nhiệm và có cơ chế tài chính hỗ trợ việc lập danh sách cũng như cấp phát thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; cập nhật và mở rộng phạm vi quyền lợi trong sử dụng các loại vật tư y tế, thuốc, sản phẩm dinh dưỡng trong điều trị suy dinh dưỡng; hỗ trợ các chi phí ngoài phạm vi quyền lợi BHYT. Đối với người nghèo, dân tộc thiểu số, Nhà nước cần hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện và khi chuyển viện (trừ trường hợp cấp cứu và điều trị nội trú khi chuyển viện từ tuyến huyện trở lên đã có quy định do quỹ BHYT chi trả). Đồng thời, bỏ quy định cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đối với nhóm đối tượng này...
Cũng theo ông Khâm, cần điều chỉnh chính sách BHYT theo hướng áp dụng giới hạn mức đóng cùng chi trả tối đa, ví dụ bằng 6 tháng lương tối thiểu để bảo đảm người bệnh tránh được “sốc tài chính” và rơi vào “bẫy nghèo” do chi phí y tế. “Các ngành cũng nên cân nhắc để tiến tới cơ chế chính sách đồng nhất giữa cận nghèo và người nghèo, vì thực tế “ranh giới” thu nhập của 2 nhóm này không chênh lệch nhiều”, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) nói.
Hà Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình