Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 17/07/2011 - 15:56
(Thanh tra) - Để hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, từ tháng 3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai thí điểm BHNN tại 20 tỉnh, thành từ đầu tháng Bảy này. Đây là hi vọng lớn cho nông dân nhưng đối với các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm, hoàn thành "trọng trách" này không dễ…
Chủ trương và nhận thức…
Một trong những điểm nổi bật theo hướng dẫn thực hiện thí điểm BHNN từ Bộ NN & PTNT, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, nuôi trâu, bò, lợn; nuôi cá tra, ba sa, tôm sú, tôm chân trắng); hỗ trợ 80% cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo; 60% cho nông hộ không thuộc hộ nghèo và 20% phí bảo hiểm cho các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm.
Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại là nhận thức của bà con về chính sách BHNN vẫn chưa cao. Nguyên tắc khi tham gia BHNN là nông dân trích một phần lợi nhuận gửi công ty bảo hiểm để đề phòng trường hợp rủi ro nhưng phần lớn bà con không hiểu được lợi ích này.
Nhận thức của nông dân đang là rào cản lớn để việc thực hiện BHNN thành công. Rất nhiều chuyên gia kinh tế và các công ty bảo hiểm thừa nhận, đây là rào cản khó tháo gỡ. Nếu nhận thức của nông dân về BHNN tốt, thậm chí không cần Nhà nước hỗ trợ, họ sẽ tự nguyện tham gia.
Theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, nông dân mua bảo hiểm cho 1 con bò thông thường phải bỏ ra khoảng 320.000 đồng (5% giá trị bảo hiểm). Với quyết định mới, họ sẽ được hỗ trợ tới 90% phí mua bảo hiểm, tức là Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 288.000 đồng, nông dân chỉ phải nộp 32.000 đồng. Nếu không may bò chết vì dịch bệnh, họ sẽ được nhận bồi thường lên tới 7,2 triệu đồng.
Còn nhớ, BHNN cho nông dân ra đời từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX khi Tập đoàn Bảo Việt thí điểm bảo hiểm trên cây lúa tại tỉnh Nam Định. Năm 1998, mở rộng ra 26 tỉnh, thành khác. Song đến năm 1999, Bảo Việt buộc phải bỏ cuộc vì thu phí chỉ được 13 tỷ đồng còn bồi thường lên tới 14,4 tỷ đồng.
Theo Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài chính, tỷ trọng tham gia BHNN ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 1% tổng diện tích cây trồng, 0,24% số trâu - bò, 0,1% đàn lợn và 0,04% số gia cầm được bảo hiểm.
Theo chủ trương mới lần này của Thủ tướng Chính phủ, có ba đơn vị được chỉ định tham gia bảo hiểm là Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty CP Bảo Minh và Tổng Công ty CP tái bảo hiểm quốc gia VN. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách đây hơn 10 năm, BHNN đã được triển khai, nhưng do phí bảo hiểm thu được không nhiều, trong khi bồi thường lại rất lớn nên các DN cũng “nản lòng”.
… Đến thách thức
Ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT cho biết, việc triển khai BHNN cho 20 địa phương là không đơn giản. Để tránh lặp lại “vết xe đổ” mà BHNN đã từng thí điểm trước đây, việc phân chia đối tượng cây trồng, vật nuôi đưa vào thí điểm cần được phân chia khá chi tiết. Đồng thời, để tăng hiệu quả thì nhất thiết phải huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đóng BHNN cho nông dân, hoặc thành lập quỹ BHNN.
Theo dẫn chứng của ông Hùng thì một kg gạo, DN chỉ cần trích 10 đồng cho quỹ BHNN, thì mỗi năm quỹ sẽ có khoảng 68 tỷ đồng từ 6,8 triệu tấn gạo thu mua.
Tuy vậy, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm VN Trịnh Quang Tuyến lại cho biết, để DN tham gia chương trình thì Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho DN trong giai đoạn đầu. Song DN bảo hiểm hiện nay không khỏi đắn đo trong việc tham gia lĩnh vực BHNN cho nông dân. Vì đây là lĩnh vực bảo hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro, liên tục xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Mức chi đền bù sẽ cao, trong khi mức thu phí thấp.
Hơn nữa, các DN sẽ khó đánh giá mức thiệt hại của nông dân. Ông Tuyến phân tích tiếp, do đặc thù của nông nghiệp ở nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, giá cả đầu ra của nông sản bấp bênh, nên cũng khó xác định mức thiệt hại khi có thiên tai, dịch bệnh. Do vậy, quá trình bồi thường bảo hiểm sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dưới góc độ một DN được giao trọng trách thí điểm BHNN, ông Lê Quang Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty bảo hiểm Bảo Việt chia sẻ: “Một trở ngại không nhỏ hiện nay của chúng tôi là sự chuẩn bị xem ra còn nhiều bị động”.
Ông Bình lý giải, nguyên nhân do tính chất công việc BHNN còn quá rộng, phức tạp nên cần một nguồn nhân lực nhất định. Vì vậy, hiện nay, với số lượng vài chục nhân sự cho một chi nhánh bảo hiểm tỉnh, thì việc “ôm” thêm thị phần BHNN sẽ là trở ngại không nhỏ.
Đó là chưa kể việc thuyết phục người dân tham gia mua bảo hiểm cũng gian nan không kém. Bởi lẽ, chúng ta vẫn còn quá thờ ơ với việc mua BHNN khi giá cả đầu ra nông sản bấp bênh, khó xác định thu nhập để theo đó tính toán mức thiệt hại khi có thiên tai, dịch bệnh - ông Bình khẳng định.
4 điều kiện để DN triển khai thí điểm BHNN:
1- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ; 2- Đáp ứng khả năng thanh toán theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm; 3- Có hệ thống công ty, chi nhánh, văn phòng giao dịch tại địa bàn triển khai thí điểm BHNN; 4 - Có đội ngũ nhân viên làm BHNN.
4 điều kiện được hỗ trợ BHNN:
Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện sau: 1- Có đối tượng được bảo hiểm theo quy định; 2- Có quyền lợi được bảo hiểm; 3- Tham gia thí điểm BHNN và đóng phí bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm của mình; 4- Thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của Bộ NN & PTNN.
Đối tượng được bảo hiểm và khu vực được thực hiện thí điểm BHNN:
a) Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
b) Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội.
c) Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi cá tra, ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
Thụy Vy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý