Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hơn cả một mái ấm gia đình

Thứ sáu, 22/03/2013 - 06:30

(Thanh tra)- Trung tâm Trẻ mồ côi Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội (gọi tắt là Trung tâm) - nơi chỉ có 4 người mẹ và 1 người bà, nhưng đã nuôi dưỡng 55 em nhỏ mồ côi trưởng thành. Dù không có quan hệ ruột thịt, thế nhưng đã gần 20 năm nay, các em luôn sống với nhau bằng tất cả tình yêu thương, lòng nhân văn cao cả.

Cặm cụi, chăm chỉ đóng từng bao bông tăm vào túi ni lon - Đặng Thị Tuyến cùng các em nhỏ ở Trung tâm tranh thủ làm thêm trước giờ đến giảng đường Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Tiếp chuyện chúng tôi, nữ sinh 19 tuổi này thành thật: "Em vào Trung tâm từ năm 13 tuổi, vì hoàn cảnh gia đình bố mất sớm, mẹ làm ruộng ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, vô cùng vất vả để nuôi sống gia đình. Lên trên này, em được bà (Giám đốc Trung tâm Trần Thục Ninh) chuyển trường, xin chỗ học thêm và giúp đỡ từng miếng ăn, giấc ngủ. Vì vậy, em như đang được sống trong một gia đình".

Sống gần gũi với Tuyến là Đặng Thị Thanh - một trường hợp mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé. Thanh sống rất nghị lực, xứng đáng là người chị, luôn chia sẻ, chăm sóc các em nhỏ. Mỗi lúc học bài buổi tối xong, Thanh, Tuyến cùng các chị lớn khác luôn hỏi han, giúp các em nhỏ hơn giải bài tập... Có lẽ, chính nhờ nghị lực sống như vậy mà Thanh đã quyết tâm học tập thật tốt, hiện em đã là sinh viên năm thứ 3 Trường Cao đẳng Y Hà Nội.

Tuyến và Thanh chỉ là 2 trong hàng chục trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn đang được Trung tâm nuôi dưỡng. Với tất cả tình yêu thương, sự đùm bọc, che chở trong nhiều năm qua của các mẹ, các bà đã khiến các em ngày càng gắn bó và coi Trung tâm như một mái ấm thực sự của mình. Bởi thế, các em gọi vú nuôi là mẹ, gọi Giám đốc Trung tâm là bà.

Bà Trần Thục Ninh, Giám đốc Trung tâm, cho biết, hiện Trung tâm có 55 em nhỏ, trong đó có 29 nam và 26 nữ. Các em vào Trung tâm được chia ra làm 4 nhóm mỗi nhóm 13 - 14 em và hoạt động theo mô hình 4 gia đình với 4 cô bảo mẫu (các em gọi là mẹ) phụ trách nấu nướng, chăm sóc, quản lý các em theo quy chế, quy định và thời gian biểu cụ thể của từng ngày. Vì vậy, không những việc quản lý các em được sát sao mà các mẹ còn thực sự như mẹ đẻ của các em ở nhà, hiểu biết các em đang cần gì, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, cảm xúc và tâm sinh lý của các em như thế nào... Nhờ thế, tình cảm giữa bảo mẫu và các em, tình cảm giữa các em với nhau thực sự gắn kết như ruột thịt trong gia đình. Mô hình này giúp Trung tâm quản lý các em một cách rất phù hợp. Tuy nhiên, “chúng tôi vẫn mong muốn có được khoảng không gian rộng hơn để các em có thể tổ chức tăng gia sản xuất trong từng "gia đình" của mình”, bà Trần Thục Ninh nói.

Thành công của Trung tâm nhiều năm trở lại đây là sự tuân thủ quy định, giờ giấc, thời gian biểu hoạt động cụ thể hàng ngày, đồng thời là sự quan tâm, chăm sóc tận tình và đầy trách nhiệm của người lớn với các em. Đặc biệt là sự quan tâm của bà Trần Thục Ninh với các em. Bởi, dù quân số khá đông so với mô hình gia đình, song ngoài những thời gian bận rộn thì bà Trần Thục Ninh luôn dành sự quan tâm đến từng người cháu sống trong Trung tâm.

Các em sống tại mái ấm Hà Cầu chia sẻ, bà hiểu tính nết, thuộc hoàn cảnh từng đứa. Mỗi lúc các em nhỏ tranh cãi nhau thì bà là người đứng ra giải quyết từng việc. Khi các mẹ vắng nhà, bà lại đóng vai mẹ chăm sóc từng con. Không chỉ quan tâm đến việc ăn, ở, bà còn liên hệ với các anh chị sinh viên tình nguyện ở Đại học An ninh, Đại học Y, Đại học Hà Nội... đến dạy kèm thêm cho từng nhóm em theo từng khối học, ngành học và cấp học. Nhờ vậy, nhiều anh chị đi trước đã thi đỗ được vào các trường đại học, cao đẳng...

"16 năm thành lập Trung tâm cho đến nay, hàng chục cháu đã trưởng thành, có gia đình. Thế nhưng, tôi vẫn bằng nhiều cách để dõi theo các cháu. Bởi, nhiều năm gắn bó nuôi dạy các cháu, trong tôi có một tình cảm rất sâu sắc với gia đình thứ hai của mình”, bà Trần Thục Ninh chia sẻ.

Trung tâm được thành lập vào tháng 11/1997, do Tổ chức AEFA (Nhật Bản) hỗ trợ. Hoạt động của Trung tâm không dựa trên một nguồn trợ cấp nào của Nhà nước. Sau nhiều lần ngắt quãng trong việc hỗ trợ kinh phí thì từ năm 2006 trở lại đây, AEFA không còn hỗ trợ Trung tâm mà thay vào đó là Tổ chức EURASIA của Pháp. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phải tự xoay sở.

Bài và ảnh: Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm