Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 02/03/2013 - 14:17
(Thanh tra)- Sau 3 năm thực hiện, Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn, vùng dân tộc thiểu số” tại Bình Thuận đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của phụ nữ vùng nông thôn, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số. Tình trạng phụ nữ vi phạm pháp luật, phụ nữ bị xâm hại, bất bình đẳng giới… giảm đáng kể.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến hội viên, phụ nữ vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điểm nổi bật là, các cấp Hội phụ nữ đã lồng ghép những tiết mục sâu khấu, biểu diễn, hội thi tìm hiểu pháp luật... vào công tác tuyên truyền. Các nội dung tuyên truyền, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thể hiện, xây dựng gần gũi hơn với bà con.
Sau 3 năm thực hiện, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 85 buổi tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí cho gần 13.000 hội viên, phụ nữ; phát hành trên 20.000 tờ rơi về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống buôn bán trẻ em…
Các cấp Hội còn tổ chức nhiều buổi sinh hoạt, tọa đàm để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chị em. Qua đó, đã giúp các chị giải tỏa và nắm bắt được những quy định của pháp luật một cách hiệu quả. Nhờ vậy, số tổ nhóm, câu lạc bộ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số được thành lập ngày càng nhiều. Điển hình như Hội Phụ nữ thị xã La Gi đã vận động thành lập được 40 tổ phụ nữ “vận động chồng, con không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” với gần 1.200 chị tham gia. Các mô hình “tổ phụ nữ giáo dục vận động chồng, con, người thân cai nghiện và quản lý sau cai nghiện”, Câu lạc bộ Phòng, chống và tố giác tội phạm, Câu lạc bộ Không sinh con thứ 3... đã phát huy tác dụng và thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong phụ nữ nói riêng; đồng thời giáo dục con cháu, người thân trong gia đình không vi phạm pháp luật.
Chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn, vùng dân tộc thiểu số đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật; từng bước hình thành nếp sống văn hóa, văn minh trong làng, xã. Nhiều phụ nữ đã biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của bản thân và gia đình, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Hồng Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang