Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/06/2013 - 12:32
(Thanh tra) - Khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2009 đến 2012, mỗi năm tại thành phố này có khoảng 2.000 sinh viên không thể kiếm được việc, hoặc phải chuyển sang làm những công việc trái ngành, thấp hơn trình độ đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cũng có báo cáo, chỉ khoảng một nửa học sinh tốt nghiệp khối ngành sức khỏe có việc làm đúng ngành nghề. Năm 2012, hơn 1.400 cử nhân sư phạm không tìm được chỗ dạy tại các trường công sau các đợt tuyển dụng…
Những thông tin này cho thấy, cơ cấu đầu vào của đào tạo đang lệch pha rất lớn với nhu cầu xã hội. Khoan hãy nói đến cơ chế đào tạo của ngành chức năng (liệu có vấn đề?), phạm vi bài viết này xin đề cập chuyện người lao động để tìm được việc làm, nay phải (dù không ai muốn) tự lập cho mình quy trình học… ngược.
Hiện nay, do tình trạng thất nghiệp tăng, không ít người đã có bằng cử nhân, thạc sĩ quay lại học trung cấp, nhằm tăng cơ hội kiếm được việc làm đang là thực tế. Nhiều cử nhân ra trường thất nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng là phải làm việc được ngay, nên phải đi học thêm kỹ năng nghề nghiệp, do người sử dụng lao động đang dần tiến đến sử dụng lao động đúng mục đích chứ không câu nệ bằng cấp.
Có ý kiến cho rằng, sở dĩ thạc sĩ, cử nhân đi học lại trung cấp là do trước đây, một phần trong số đó theo đuổi cái họ thích, nhưng khi tốt nghiệp đi làm, họ phải làm cái xã hội cần, doanh nghiệp cần. Do đó, họ phải bổ sung những gì thiếu hụt hoặc kiến thức mới hoàn toàn. Doanh nghiệp bỏ tiền trả lương trước hết là phải làm được việc, chưa quan trọng có bằng cấp gì. Học trung cấp mà tay nghề giỏi thì thời điểm này có khi dễ xin việc hơn cử nhân, thạc sĩ.
Một lý giải như vậy có phần đúng, nhưng chỉ đúng với hoàn cảnh chủ quan của người học. Thực trạng cũng phản ánh chương trình đào tạo đại học hiện nay chưa sát với nhu cầu thực tế. Sinh viên bắt buộc phải học tuần tự các khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành rồi mới đến chuyên ngành. Trong khi có nhiều chuyên môn có thể đi tắt để giúp sinh viên chuyên sâu hơn, đáp ứng được mong muốn của nhà tuyển dụng, hạn chế được nguy cơ thất nghiệp. Đây cũng là ý kiến của Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Việt.
Ông Thành cũng thông tin, có nhiều sinh viên đang học đại học, ngành Quản trị kinh doanh, nhưng lại theo học lớp ngắn hạn về Thư ký hành chính. Cũng có người tốt nghiệp quản trị kinh doanh vẫn đi học thêm trung cấp kế toán, vì nhiều nhà tuyển dụng cho rằng, bằng đại học chưa thể hiện cụ thể nghề nghiệp, họ yêu cầu có thêm một chứng chỉ, hay bằng cấp nghề để xác định kỹ năng của ứng viên.
Từ ý kiến ông Thành, dễ thấy 4 năm đại học, sinh viên được dạy tràn lan nhiều môn học quá. Khi ra trường, hầu như cái gì được hỏi cũng biết, nhưng khi làm thì lại… không! Nguyên nhân, do dạy quá nhiều môn không phù hợp và cần thiết với ngành nghề, quá nhiều lý thuyết, ít thực hành và ít tập trung nhiều thời gian cho chuyên môn (?).
Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiến sĩ Phạm Như Nghệ nhìn nhận: Thực ra, mỗi bậc học có một mục tiêu đào tạo khác nhau. Thạc sĩ, cử nhân theo hướng hàn lâm để người học có tư duy nghiên cứu, sáng tạo; còn trung cấp thì thiên về kỹ năng thực hành (chương trình đào tạo trung cấp có tới 50 - 70% thời lượng là thực hành)… Do đó, nhiều cử nhân ra trường không kiếm được việc làm, đã đi học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề để tăng cơ hội.
Thực tế này cho thấy, chúng ta hiện chưa có một hoạch định chiến lược về đào tạo đại học gắn với việc làm để khỏi lãng phí sức người, sức của. Hay là hậu quả của mở trường tràn lan, vô tội vạ, vô trách nhiệm, chạy theo số lượng, chụp giựt học viên, ghi danh thu học phí... mà bỏ quên chất lượng.
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà