Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Học làm gì?

Thứ bảy, 12/04/2014 - 10:04

(Thanh tra) - Nghe thật trái tai, bởi học là việc đương nhiên, trẻ em không học thì làm gì? Chúng phải tuần tự học từ thấp tới cao, rồi vào đại học, và ra trường đi đâu thì đi, chứ còn tuổi học là phải học, chí ít cũng phải xóa mù! Vậy nên, chúng ta có truyền thống hiếu học, học để có cái chữ mà thoát nghèo, mà tiến thân; học để rạng danh gia tộc và rồi để tạo ra nguyên khí quốc gia. Xưa nay, lớp lớp hiền tài chung sức phụng sự đất nước, công lao không kể hết.

Trường học cũng theo thời gian mà phát triển, mở rộng; kiến thức cũng ngày càng hiện đại theo kịp các nước tiên tiến.

Thế nhưng, sự phát triển của giáo dục lại đang đứng trước nhiều thách thức. Lượng học sinh gia tăng chóng mặt, nhất là ở các thành phố lớn. Kèm theo đó là hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục không đáp ứng kịp; hệ thống kiến thức, phương pháp đào tạo giảm chất lượng với nhiều lý do: Lương giáo viên thấp, thầy cô cũng chạy sô dạy thêm, dạy kèm; cải cách giáo dục chưa tạo ra một nền tảng giáo dục chuẩn nên mỗi năm thay mỗi kiểu… Đào tạo của ta chủ yếu là “chay”, thiếu đi tính thực tế và thiếu hẳn định hướng là vừa có “thầy” mà phải vừa có “thợ”. Sinh viên ra trường lơ ngơ ôm hồ sơ, văn bằng đi gõ cửa xin việc nhưng cứ rớt loạch oạch! Sao chứ? Trong đầu kiến thức chắp vá, kinh nghiệm không có, hiểu biết về nghề mình định xin việc cũng không, thế nhưng phải xin ở vị trí tốt, lương cao, nói tóm lại là học xong phải ngồi được chỗ danh giá, ấm thân, vậy làm gì mà không rớt! Thất vọng thì tìm việc trái nghề, nhưng không tâm phục khẩu phục nên làm gì cũng lỡ dở.

Thực trạng này đang báo động trước tình trạng học rồi không biết làm gì. Chính sự mất phương hướng này khiến giáo dục nước ta không cân bằng. Phải xóa mù cho được. Phải phổ cập cho được. Phải học cho được. Nhưng học để làm gì? Nay thì thiếu trường thiếu lớp, thiếu thầy, thiếu chương trình chuẩn, nhiều trường THPT còn bị đình chỉ không được tuyển sinh vào lớp 10 do không bảo đảm các yêu cầu cần thiết. Học sinh, sinh viên ùn ùn thi vào THPT, vào cao đẳng, đại học, toàn tìm đến trường danh giá, ngành danh giá. Không mấy ai quan tâm học làm “thợ”. 

Ở ta, giờ “thợ” sống khỏe  hơn “thầy”. Có anh kỹ sư xây dựng phải có anh thợ xây giỏi mới có công trình tốt. Có anh lãnh đạo doanh nghiệp phải có anh công nhân lành nghề. Thợ xây giỏi, thợ may giỏi, thợ cơ khí giỏi, anh nông dân giỏi… đáng giá gấp bao nhiêu lần anh cử nhân đầu óc rỗng tuếch! Ai cũng nhìn thấy thực trạng thất nghiệp của sinh viên, xót xa vì tốn công của cho ăn học mà không có việc làm. Các cử nhân bỏ nghề thành chị bán bún, anh phục vụ bán cà phê hay làm thuê bất cứ việc gì đế kiếm sống. 

Một thực trạng ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm, đó là sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Năm 2013, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó, số doanh nghiệp đã giải thể là 9.818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40.116 doanh nghiệp, tăng 8,6%. Tính chung, số lượng thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 trở lên năm 2013 ở mức 1,053 triệu người, trong đó, thất nghiệp ở nhóm tuổi 15-24 tuổi chiếm tỷ trọng khoảng 48% tổng thất nghiệp, tương đương với khoảng 480.000 người.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sinh viên có bằng đại học ở độ tuổi 21-29 tuổi bị thất nghiệp lên tới con số 101.000 người. Bà Mai cũng lưu ý rằng, sinh viên thất nghiệp có bằng đại học chiếm tỷ lệ tới 9,89% tổng số thất nghiệp trong độ tuổi từ 21-29 tuổi.

Năm nay, các trường đều rục rịch giảm tỷ lệ tuyển sinh, một động thái giảm đầu ra, giảm thất nghiệp; song tích cực hơn là hướng nghiệp và mở ra cánh cửa đào tạo nghề một cách thực tế, hữu dụng với các ngành nghề đang tồn tại thì xem ra chưa rõ nét. Đào tạo nghề đang rất chung chung, đào tạo không thiết thực và thiếu tính hấp dẫn. Không khéo đào tạo tràn lan, một ngày nào đó đến “thợ” cũng thất nghiệp!

Và, ai sẽ phải trả lời câu hỏi: Học làm gì?

Trung Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm