Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hàng trăm km đê, kè sạt lở nghiêm trọng

Thứ ba, 19/04/2011 - 08:11

(Thanh tra)- Mùa mưa bão đã cận kề, thế nhưng dọc các lưu vực sông của Nam Trung bộ vẫn tồn tại hàng trăm km đê, kè bị sạt lở nghiêm trọng, thiết kế kỹ thuật và độ an toàn không bảo đảm… Hiện trạng này cùng với lũ lụt, xâm ngập mặn đang là mối đe dọa lớn với các tỉnh, TP từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Các giải pháp công trình và phi công trình được đưa ra, trong đó đáng chú ý là giải pháp quy hoạch thủy lợi giúp ứng phó với các hiện trạng trên.

Tình trạng sạt lở ở tỉnh Quảng Ngãi

Viện Quy hoạch Thủy lợi cho biết, đến nay khu vực sông  Vu Gia - Thu Bồn đã xây dựng được 215km đê và 63,8km đê kè. Trong đó, gần 186km đê mặn, hơn 28km đê ngăn lũ, 310 cống dưới đê và 63,8km kè sông. Tuy nhiên, tính đến nay khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam vẫn còn hàng trăm vị trí tuyến bờ bị sạt lở nghiêm trọng, với tổng chiều dài trên 80km (Đà Nẵng 11,6km, Quảng Nam có 48 điểm sạt lở chiều dài 77 km), độ dài mái sạt lở khoảng từ 10 - 12m ở vùng đồng bằng và 15 - 20m ở miền núi, có nơi lên đến 40 - 50m và đều xuất hiện ở phía lõm, hiện tượng sạt lở có xu hướng dịch chuyển dần về phía hạ lưu.

Đáng lo ngại, quá trình sạt lở diễn ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng. Và, tình trạng sạt lở bờ sông, cắt dòng ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 19.500 hộ dân, trên 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hậu quả là, đã có nhiều công trình cơ sở hạ tầng và nhà dân phải di dời.

Theo đợt kiểm tra trên địa bàn vùng phụ cận thuộc tỉnh Quảng Ngãi và các lưu vực sông Trà Khúc - Trà Bồng - Vệ, bên cạnh gần 70km tuyến đê biển qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Từ Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ được xây dựng với cao trình đỉnh đê khá an toàn (từ 1,9 - 2,4m) thì cũng còn gần 1 nửa chiều dài này là đê do dân tự làm có cao trình mặt đê thấp và chiều rộng mặt đê cũng như mái dốc chưa bảo đảm, nhất là với các đợt triều cường cao. TP Quảng Ngãi được bao quanh bởi đê sông dài 14,6km thì một nửa chưa được xây dựng hoàn chỉnh bảo đảm và hàng năm vẫn xảy ra sạt lở.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hơn 1 năm thực hiện chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi - Kiên Giang, 74 dự án củng cố nâng cấp đã được triển khai và 1 trong số đó đã hoàn thành, 13 dự án khác đang thi công và 60 dự án đang lập hồ sơ. Tuy nhiên, vốn được giải ngân cho chương trình này mới chỉ đạt khoảng 26%. Do vậy, tiến độ củng cố, nâng cấp đê biển còn chậm.

Lo ngại hơn, tỉnh Quảng Ngãi còn bị đe dọa bởi hàng trăm vị trí tuyến bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng với tổng chiều dài lên tới trên 80km. Trong đó, tại các điểm sông Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ, Phước Giang, Trà Cầu lần lượt là gần 19km, 26,3km, 23,3km, 5,4km và 6,5km. Độ dài mái sạt lở đo được ở khu vực này khoảng từ 15 - 20m. Quá trình sạt lở cũng diễn ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến 1.930 hộ dân và hơn 2.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Ở trong tình trạng tương tự, trên 23km kè bờ bị sụt mái không bảo đảm an toàn; mặt cắt đê nhỏ không ổn định, hàng năm vào mùa mưa nhiều đoạn bị vỡ tại hệ thống đê Trường Xuân - Chương Hòa, Hoài Hương, Hoài Mỹ… đang là vấn đề của các lưu vực sông Côn - Hà Thanh - La Tinh và vùng phụ cận tỉnh Bình Định. Thậm chí, hệ thống đê sông có cao trình đê thấp, mái đê dốc ở đây trong các trận lũ lịch sử các năm 1996, 1998, 2003, 2007 hầu hết đều bị chìm dưới dòng chảy 0,5 - 1,5m và gây xói lở xuống cấp nghiêm trọng. Theo tính toán, trường hợp gió bão cấp 9 trở lên và chỉ với mức triều trung bình cũng sẽ làm cho đê biển tỉnh Khánh Hòa bị sạt mái, nếu có thêm mưa lớn gây lũ nội đồng thì đê còn bị phá thành từng đoạn.

Các chuyên gia đánh giá, ước tính toàn bộ khu vực Nam Trung bộ có tới hàng trăm km đê, kè sạt lở nghiêm trọng. Tất cả các con sông trên vùng đều có xu hướng sạt lở mạnh từ 10 - 30m vào đất liền trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính, bên cạnh việc xây dựng các tuyến đê còn hạn chế và chưa đồng bộ thì sau hơn 10 năm vận hành, một số các tuyến kè ngắn bị sụt lún do xói chân; mái kè bằng đá xếp khan ổn định về lún. Thêm nữa, do tác động từ việc người dân hoạt động sản xuất nhiều, nhất là tàu bè, cỏ mọc… lên thềm sông và lòng sông, nên mái đê thường bị hỏng cục bộ, phần đá lát và lọc dễ bị đâm thủng. Đỉnh kè thì do chưa được kết hợp làm đường giao thông nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn...

Đề xuất phương án khắc phục hiện trạng nguy hiểm này, nhiều giải pháp phi công trình và công trình đã được đưa ra. Trong đó, giải pháp quy hoạch tổng thể thủy lợi cho khu vực Nam Trung bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng được nhiều ý kiến đánh giá khả thi bởi xác định được từng giải pháp cụ thể cho từng lưu vực sông. Theo đó, sẽ nâng cấp khoảng 320 và xây dựng mới 592 công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất; xây dựng hàng trăm km đê, kè bảo vệ chống sạt lở, đê cửa sông, đê ngăn mặn, đê bảo vệ sản xuất; xây dựng các hồ chứa nước bổ sung hàng trăm triệu m3 cho từng lưu vực sông và ngăn xâm ngập mặn khoảng từ 3 - 5km… Qua đó, bảo đảm cơ bản các điều kiện về an toàn với bão cấp 9 và thủy triều ứng với 5%...

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm