Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/11/2017 - 22:06
(Thanh tra) - Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ trong giai đoạn 2018-2025 đang “dạy sóng” trên tất cả các diễn đàn thì sáng nay (16/11), tại Hội thảo Khoa học Quốc gia đào tạo sau đại học (SĐH) trong điều kiện tự chủ và hội nhập quốc tế, các chuyên gia giáo dục tiếp tục chỉ ra hàng loạt tồn tại trong đào tạo SĐH ở nước ta.
Tại hội thảo, các chuyên gia giáo dục tiếp tục chỉ ra hàng loạt tồn tại trong đào tạo SĐH ở nước ta. Ảnh: HH
Hội thảo do Đại học (ĐH) Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Chất lượng luận văn thấp
Theo PGS. TS Lê Trung Thành - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Hiện, có nhiều cơ sở đào tạo SĐH thành lập mới; nhiều cơ sở mới được cấp phép tham gia đào tạo SĐH; số lượng cơ sở đào tạo SĐH liên kết với nước ngoài cũng như cơ sở đào tạo nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng; phương thức đào tạo tại các địa phương có xu hướng tăng.
So với năm 2010, hầu hết các cơ sở đào tạo có số lượng tuyển sinh/tốt nghiệp tăng. Tuy nhiên, 3 năm gần đây số lượng thí sinh đăng ký dự thi giảm mạnh; số lượng học viên ổn định hoặc giảm, nhiều cơ sở không tuyển đủ chỉ tiêu. Trong khi đó, một số ít các trường ĐH ngoài công lập có số lượng tuyển sinh tăng.
Đáng lưu ý, PGS Thành chỉ ra thực tế: Đối tượng tuyển sinh hầu hết là sinh viên mới tốt nghiệp dưới 5 năm, nên còn thiếu kiến thức thực tế, khả năng tiếp thu hạn chế dẫn tới chất lượng luận văn thấp.
Hiện nay, thời gian học SĐH chủ yếu là ngoài giờ, cuối tuần, PGS Thành khẳng định thời gian không đảm bảo, dẫn tới chất lượng, hiệu quả học tập không cao.
Một số cơ sở đào tạo lại thiếu giảng viên cơ hữu, phải sử dụng giảng viên mời giảng.
Quan ngại hơn, xu hướng của nhiều trường lại theo mục tiêu hiệu quả tài chính, cắt giảm chương trình, coi trọng việc tuyển đủ chỉ tiêu; thu hút học viên vượt quá năng lực thực tế nên giảng viên quá tải trong giảng dạy và hướng dẫn luận văn.
Trong khi đó, nhiều học viên lại học tập mang tính đối phó. Lo lắng hơn, giảng viên được mời giảng lại có xu hướng chiều theo ý của các cơ sở đào tạo và học viên.
Những ứng dụng công nghệ như camera giám sát, hình thức thi trên máy tính, sử dụng phần mềm kiểm soát sao chép… còn thấp. Hội đồng đánh giá luận văn có xu hướng ngày càng dễ dãi hơn…
Với hàng loạt những tồn tại như vậy, liệu có thể cho “ra lò” những thạc sĩ, tiến sĩ chất lượng?
Cắt giảm, dừng đào tạo tại các cơ sở không đủ điều kiện
PGS Thành cho rằng để nâng cao chất lượng đào tạo SĐH cần phải xác định rõ mục tiêu, phải chia ra định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng ở cả bậc học thạc sĩ và tiến sĩ.
Đặc biệt, phải quốc tế hóa đào tạo SĐH từ ngôn ngữ đến trao đổi giảng viên, học viên nghiên cứu sinh, chia sẻ kết quả nghiên cứu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu đào tạo và quản lý đào tạo.
Đối với đào tạo tiến sĩ phải gắn kết quá trình đào tạo với nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học của các thầy cô hướng dẫn ở tập chí trong và ngoài nước; hình thành các nhóm nghiên cứu giữa các trường ĐH trong nước và giữa trường trong nước với nước ngoài; kết hợp đào tạo tiến sĩ với các hoạt động nghiên cứu - tư vấn (chính sách, quản trị)…
Đào tạo thạc sĩ phải tạp trung vào những ngành đáp ứng nhu cầu xã hội; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức trong ứng dụng sản phẩm đào tạo và nghiên cứu; đổi mới công tác đánh giá luận văn thạc sĩ, nếu có ứng dụng phải có ý kiến và phản biện từ cơ sở thực tế…
PGS Thành cho rằng, Nhà nước cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; xử lý kiên quyết các cơ sở vi phạm quy định đào tạo (kê khai không đúng về giảng viên cơ hữu để tăng chỉ tiêu đào tạo).
Đặc biệt, cần cắt giảm, dừng đào tạo SĐH tại các cơ sở không đủ điều kiện quy định, cơ sở không tuyển sinh được hệ ĐH và các cơ sở đào tạo quá yếu kém; yêu cầu bắt buộc các cơ sở đào tạo SĐH áp dụng công nghệ, phần mềm để giám sát quá trình và kiểm tra chất lượng…
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Thu Huyền
Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng