Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/01/2012 - 09:01
(Thanh tra)- Mỏ đá, nguồn tài nguyên dồi dào của Hà Tĩnh, đem lại cho các ông chủ mỏ những nguồn tiền bạc không nhỏ, người lao động đến đó cũng kiếm được miếng cơm manh áo, nhưng phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả bằng máu và mạng sống của mình. Chuyện những phu đá đánh cược tính mạng với tử thần tại các mỏ đá đã tạo ra cách chơi chữ “Mỏ đá - mả đó”.
Nam công nhân treo mình nơi vách đá chéo leo để khoan nổ mìn tại mỏ đá TX Hồng Lĩnh
Phận đời nơi mỏ đá
Như thường lệ, chị Trần Thị Hồng, khối 11, phường Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) dù trời rét như cắt vẫn dậy sớm, mặc quần áo bảo hộ lao động rồi cùng mấy chị em trong khối đi ra mỏ đá để làm việc. Công việc của các chị là bốc đá lên xe công nông, mỗi chuyến được trả khoảng 100 nghìn đồng/người. Ngày có nhiều việc, làm cật lực cũng kiếm được hơn trăm nghìn đồng, có ngày chỉ được vài chục nghìn đồng. Đêm về toàn thân ê ẩm vì công việc nặng nhọc. Chị Hồng lo lắng không biết có thể bám trụ ở mỏ đá được bao lâu để lo cho các con học hành. Không bảo hiểm lao động, không bảo hiểm y tế, cuộc đời của những người phu đá như chị Hồng cứ ráo mồ hôi là hết tiền.
Làm việc trong điều kiện khói bụi, tiếng ồn lớn, sức khoẻ của các chị bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hay bị đau yếu. Nhiều người phải giã từ mỏ đá vì những căn bệnh như: Viêm phế quản, viêm xoang, đau cột sống, giãn dây chằng... Không chỉ vậy, các chị luôn đối mặt với nguy cơ tai nạn lao động do đá lở, đá lăn.
Nhớ lại vụ tai nạn thảm khốc ở mỏ đá Tân Hồng ngày 23/7/2010 làm chị Phạm Thị Nguyệt, khối 5 phường Nam Hồng tử vong, chị Hồng không khỏi rùng mình, nghẹn ngào. Rồi ngày 13/4/2010, tại mỏ đá thuộc HTX Minh Tân, thị xã Hồng Lĩnh xảy ra một vụ tai nạn nổ mìn thương tâm khiến chị Nguyễn Thị Nhiệm (SN 1958) và chị Trần Thị Tuyết (SN 1979), đều trú tại xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân tử nạn.
Còn các công nhân nam thì nguy cơ tai nạn cao hơn nhiều do trực tiếp nổ mìn, bốc đá tại những vị trí hàm ếch. Chứng kiến những nam công nhân treo mình trên các mỏm đá cheo leo khoan nổ mìn, chúng tôi rùng mình khiếp đảm. Vụ tai nạn ở mỏ đá Minh Tân (khối 8, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh) đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo đối với những lao động tại đây. Anh Nguyễn Văn Quyết (21 tuổi, quê ở Xuân Lĩnh, Nghi Xuân), lao động hợp đồng của mỏ đá Minh Tân, trong lúc treo mình trên vách đá để tra mìn vào lỗ khoan thì bất ngờ mìn phát nổ khiến bị đa chấn thương, nguy cơ phải cắt bỏ cánh tay, tàn phế suốt đời.
Vật liệu nổ được để bừa bãi trên yên xe máy tại một mỏ đá ở Hồng Lĩnh.
Còn rất nhiều vụ tai nạn khác nữa, nhưng đã bị các ông chủ mỏ đá tìm cách bưng bít thông tin.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng lớn về vật liệu xây dựng. Hiện toàn tỉnh có 100 mỏ đá được cấp phép, đem lại nhiều lợi nhuận, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Nhưng công tác bảo đảm an toàn lao động tại các mỏ đá còn bị buông lỏng. Mới đây liên sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Tài nguyên và Môi trường của Hà Tĩnh đã ra quyết định tạm đình chỉ khai thác đối với những mỏ có nhiều vi phạm về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đối với các đơn vị đầu tư khai thác như: HTX Hồng Minh, HTX Tân Hồng (thị xã Hồng Lĩnh), doanh nghiệp tư nhân Cảnh Bằng... Thu hồi giấy phép khai thác đá đối với Cty Sông Đà 27 vì chậm đầu tư khai thác. Các Cty Cổ phần: Hoàng Anh Sơn, Hồng Thủy, Cty TNHH Sơn Dương… bị xử lý hành chính.
Theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân dân đến các sai phạm, hạn chế trên là do: Khai thác nhỏ lẻ, manh mún; sử dụng trang thiết bị máy móc lạc hậu; người lao động chưa qua đào tạo, không có hợp đồng lao động; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động chưa được bảo đảm. Chưa kể, công tác quản lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không được chú trọng; nhiều doanh nghiệp chưa có nội quy an toàn; chỉ huy nổ mìn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ theo quy định của Bộ Công thương như: Cty Cổ phần Lạc An, doanh nghiệp tư nhân Cảnh Bằng. Công tác quản lý của các ngành Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Lao động – Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương còn lỏng lẻo. Một số doanh nghiệp đã bị đình chỉ, nhưng vẫn ngang nhiên khai thác trở lại mà không bị xử lý nghiêm…
Mặc dù thời gian qua các cơ quan quản lý Nhà nước đã tuyên truyền rất sâu rộng về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, nhưng mới có 38/55 đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động. Trong đó, nhiều đơn vị làm chỉ mang tính chiếu lệ, không có giáo án huấn luyện, không có bài kiểm tra sát hạch kết quả của các học viên. 100% doanh nghiệp mua sắm phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như: Quần áo, mũ, dây đai an toàn, nhưng trong quá trình làm việc, nhiều người không sử dụng.
Cần làm gì để hài hoà giữa lợi ích doanh nghiệp và quyền lợi về sức khoẻ, an toàn tính mạng của người lao động cũng như sự an toàn của môi trường đang là câu hỏi nhức nhối, rất cần những người có trách nhiệm trả lời.
Việt Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền