Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gian nan bảo vệ môi trường

Thứ tư, 09/05/2012 - 14:35

(Thanh tra)- Rừng và khoáng sản (đặc biệt là vàng) là 2 thế mạnh để tỉnh Bắc Kạn có thể bứt phá, thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo nhất của cả nước. Thế nhưng, đã 15 năm sau ngày tái lập, những thế mạnh này lại trở thành… gánh nặng trong công tác quản lý kinh tế - xã hội, trật tự trị an, nhất là vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Những bãi vàng như thế này là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Không phải ngẫu nhiên mà Liên hợp quốc lấy chủ đề: “Rừng - Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” làm chủ đề cho Ngày Môi trường Thế giới năm 2011. Cũng không phải ngẫu nhiên tỉnh Bắc Kạn được chọn là đơn vị đăng cai tổ chức lễ mít tinh quốc gia và triển khai nhiều hoạt động khác nhân Ngày Môi trường Thế giới có chủ đề này.

Tại Bắc Kạn, dù các sở, ban, ngành chức năng và nhiều địa phương đã có những giải pháp khá quyết liệt, nhưng tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra; các vụ chống đối người thi hành công vụ vẫn tái diễn với tần xuất và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Ngay như Vườn Quốc gia Ba Bể, nơi được cho là bất khả xâm phạm về tài nguyên rừng, trong năm 2011, tình trạng chặt phá rừng ở đây tiếp tục là vấn đế nhức nhối, thậm chí nghiêm trọng hơn các năm trước. Nếu như trước đây, rừng của Vườn Quốc gia Ba Bể chủ yếu bị chặt phá tại những vùng đệm hoặc vùng giáp ranh, thì nay, ngay cả vùng lõi cũng bị lâm tặc xâm nhập. Tình trạng phá rừng ở khu vực Pù Toòng (xã Quảng Khê) là một điển hình. Tại đây, những cây nghiến cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm đã bị chặt hạ. Là rừng nguyên sinh nên còn có rất nhiều cây gỗ khác cũng bị gẫy nát theo.

Sau câu chuyện về tình trạng phá rừng thì việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng là vấn đề bất cập. Tình trạng khai thác tràn lan (kể cả có phép và không phép) không chỉ gây thất thoát nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái tạo, mà còn khiến môi trường nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng ô nhiễm. Nếu muốn khắc phục, sẽ cần đến một nguồn tài chính khổng lồ và thời gian thì không thể tính bằng tháng, bằng năm…

Nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng này, trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, với sự phối hợp của các ngành quản lý chức năng, ngành Tài nguyên - Môi trường Bắc Kạn đã vào cuộc quyết liệt. Theo đó, tạm giữ 42 máy xúc khai thác vàng trái phép; xử phạt trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương có khoáng sản đã quan tâm hơn đến công tác quản lý, tuyên truyền và xử phạt.

Tuy nhiên, thực tế công tác quản lý, xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn những năm qua đã nảy sinh không ít bất cập. Vụ mất quặng thô và máy xúc (đã được niêm phong, thu giữ) tại khu vực Lũng Viền (xã Cốc Đán - huyện Ngân Sơn) là một điển hình. Đây là vụ việc do Sở Tài nguyên - Môi trường, Công an tỉnh và huyện Ngân Sơn phát hiện và xử lý ngày 13/6/2011. Mặc dù không bắt được đối tượng khai thác, vận chuyển quặng trái phép, song tại hiện trường, đoàn kiểm tra đã tạm giữ, niêm phong 1 máy xúc và nhiều tấn quặng; đồng thời giao cho UBND xã Cốc Đán quản lý. Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau (18/6/2011), chiếc máy xúc bị tạm giữ cùng một lượng quặng sắt khá lớn đã “không cánh mà bay”. Cho đến nay, các cơ quan chức năng cấp tỉnh, cấp huyện vẫn… chưa tìm ra thủ phạm!

Đáng nói là, hiện nay, môi trường sống ở nhiều con sông, con suối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Chưa bao giờ người dân của huyện Na Rì lại lo lắng đến vậy khi dòng sông Bắc Giang hiện bị cạn kiệt. Không chỉ vậy, nguồn nước ở đây cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không kể ngày hay đêm, mùa khô hay mùa mưa, dòng sông lúc nào cũng đặc quánh một màu vàng đục bởi hóa chất, bùn đất, nước đãi quặng… từ các mỏ quặng trong lưu vực xả thẳng xuống.

Thiết nghĩ, tình trạng trên không thể tiếp tục kéo dài. Và, việc lập lại trật tự trong quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên “trời cho” kể trên, không ai khác chính là các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành quản lý chức năng và mỗi người dân tỉnh Bắc Kạn.

Các chuyên gia về môi trường cảnh báo rằng, nếu tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 1%, nhưng chúng ta không có giải pháp bảo vệ môi trường thì kinh phí để khắc phục hậu quả do ô nhiễm sẽ gấp 3 lần con số đó.


Thái Bình

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm