Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/03/2015 - 08:16
(Thanh tra) - Trong vòng một tuần, hai mặt hàng thiết yếu đã tăng giá. Ngày 11/3 tăng giá xăng dầu và ngày 16/3 tăng giá điện. Cú tăng đúp này đã kết thúc một khoảng thời gian hơn 6 tháng dễ thở đối với toàn dân, trong đó có dịp Tết Cổ truyền.
Ảnh minh họa: internet
Về xăng dầu, trong 6 tháng qua có tới 15 lần giảm giá và bật tăng trở lại vào ngày 11/3 với mức tăng thêm 1.600 đồng/lít xăng Ron92. Điện tăng giá từ ngày 16/3 với mức tăng 7,5% nâng giá bán điện bình quân lên 1.622,05 đồng/Kwh. Đợt tăng giá đúp này đã ảnh hưởng lớn đến giá tiêu dùng và dịch vụ. Nhận biết sớm nhất là các bà nội trợ.
Sau khi giá xăng dầu tăng, ngay lập tức giá rau, củ quả và thịt cá ngoài chợ đã nhích lên. Giải thích về sự tăng giá, người bán hàng cho rằng: Giá xăng dầu tăng, chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến các chợ đều tăng cho nên phải điều chỉnh giá bán. Thực chất, giá hàng hóa bán ra tăng nhưng người sản xuất không được hưởng lợi. Khâu trung gian vận chuyển, kinh doanh không chịu thiệt, phần thiệt chỉ thuộc về người tiêu dùng.
Việc tăng giá xăng dầu, người dân hoàn toàn chia sẻ với Nhà nước bởi nguồn năng lượng này chủ yếu phải nhập khẩu. Giá thế giới tăng thì giá Việt Nam điều chỉnh tăng là hiển nhiên.
Riêng về vấn đề tăng giá điện, vẫn có những ý kiến trái chiều. Phía cơ quan chủ quản cho rằng, chi phí đầu vào sản xuất điện tăng 12%, ngoài ra cộng thêm chi phí hạ thế ở nông thôn, bổ sung chi phí môi trường các năm trước cho nên điều chỉnh tăng giá bán là để cân đối.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại phản biện rằng, một thời gian dài giá xăng dầu đã giảm mạnh, chi phí đầu vào sản xuất điện giảm theo, do vậy mức tăng 7,5% là hơi quá! Về phía khách hàng tiêu dùng điện, cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng tiêu thụ điện lớn nhất và cũng đang “ôm” nỗi lo lớn nhất bởi chi phí đầu vào cho sản xuất đã tăng cao. Vậy tại sao họ không ngay lập tức điều chỉnh nâng giá bán sản phẩm? Theo họ rất khó bởi trong năm 2014 mức tiêu thụ sắt, thép, xi măng nhà cửa... rất thấp. Nêu bây giờ tăng giá thì lại càng khó tiêu thụ. Trong khi các mặt hàng đang không thể ghìm giá, thì yếu tố kinh tế khách quan đã tác động lớn. Đó là sức cạnh tranh khốc liệt giữa hàng nội và hàng ngoại. Từ ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 1.720 dòng thuế từ thuế suất hiện hành 5% xuống 0% theo cam kết Hiệp định Thương mại Tự do Asean (ATIGA) do đó hàng Việt lại càng phải cạnh tranh cả chất lượng và giá cả so với hàng ngoại.
Để tồn tại và vươn lên trong hoàn cảnh hiện nay, doanh nghiệp phải chấp nhận sự “bầm dập”. Không có sự lựa chọn nào khác là phải tinh gọn bộ máy lãnh đạo, tổ chức lại sản xuất, năng động hơn... Nếu không sẽ phải đối mặt với sự phá sản hoặc bán lại doanh nghiệp.
Để hỗ trợ một phần cho người dân trước khả năng cơn bão giá đang hình thành, Nhà nước phải kịp thời kiểm soát các hành vi trục lợi, lợi dụng việc tăng giá xăng dầu giá điện để nâng giá bán hàng hóa theo kiểu “tát nước theo mưa”. Vừa tăng cường kiểm soát giá ở khâu sản xuất, khâu vận chuyển đến khâu tiêu dùng, mặt khác tuyên truyền vận động mọi người cùng chia sẻ khó khăn. Ở mỗi khâu chịu thiệt một chút. Khâu dịch vụ trung gian cũng phải chia sẻ, giảm lãi để người tiêu dùng không phải chịu thiệt nhiều quá. Đó cũng là nét nhân văn trong kinh doanh cần được tuyên truyền, giáo dục để san sẻ một phần khó khăn chung của toàn xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình