Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đừng "Mất bò mới lo làm chuồng"

Thứ ba, 27/09/2011 - 09:05

Cách đây 12 năm, kẹo dừa Bến Tre đã bị một doanh nghiệp (DN) Trung Quốc đăng ký độc quyền, ngăn chặn sản phẩm này vào Trung Quốc. Sau đó là một loạt vụ mất thương hiệu điển hình như nước mắm Phú Quốc bị mất ở Thái Lan. Và, mới đây nhất là thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và cà phê Đắk Lắk rơi vào tay DN Trung Quốc và Pháp…

Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, các DN và các cơ quan quản lý địa phương chưa nhận thức được đầy đủ vai trò quan trọng của việc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Có một thực tế là, không ít nhà sản xuất của Việt Nam chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt, mà chưa có chiến lược phát triển lâu dài, chưa có sự quan tâm và bảo vệ thương hiệu. Chỉ đến lúc mất thương hiệu mới giật mình, lo tìm cách đòi lại.

TS. Vũ Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật Sở hữu trí tuệ, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, quy trình xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn bất cập. Điều này thể hiện ở chỗ, nhiều khi, địa phương cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý trước, nhưng sau một thời gian dài mới thành lập tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Như vậy, tài sản trí tuệ đã được bảo hộ, nhưng lại không có tổ chức để quản lý tài sản này. Theo TS. Vũ Hải Yến, so với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu thì nhiều nơi ở nước ta lại làm theo một quy trình ngược. Bởi ở các nước châu Âu, trước khi đăng ký một chỉ dẫn địa lý thì bao giờ cũng thành lập tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý trước, một mặt để đăng ký xác lập quyền, thực hiện việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý đó; mặt khác quản lý chất lượng của các sản phẩm, cấp phép cho các DN được sử dụng thương hiệu đó.

Thực tế cho thấy, khi đã để mất thương hiệu vào tay DN nước ngoài, thì việc lấy lại không hề đơn giản, đòi hỏi sự vào cuộc của cả DN, địa phương và nhiều cơ quan chức năng. Trong khi đó, việc mất thương hiệu sẽ tác động lớn đến uy tín, hoạt động xuất khẩu của DN Việt Nam, đặc biệt là vào những thị trường mà thương hiệu của mình đã bị đăng ký.

Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho DN, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hàng hóa của Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường quốc tế cũng như có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì sự cạnh tranh giữa các DN càng trở nên gay gắt. Vì vậy, điều hết sức cần thiết hiện nay là các DN Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý cần có sự quan tâm thích đáng đến việc bảo vệ tài sản trí tuệ mà mình đang nắm giữ và cần nhận thức đầy đủ hơn đến tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài, tránh tình trạng đăng ký chậm trễ. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu thì các DN Việt Nam phải tìm cách tự bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa của mình, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”


Minh Hà – Cẩm Tú (VOV)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm