Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 09/10/2019 - 17:12
Hình ảnh 4 người đàn ông “cởi truồng” trên đèo Mã Pì Lèng chỉ đơn thuần là hình ảnh xác thịt lộ liễu, lợm giọng, mà không hề thấy bất kỳ một thông điệp nào về bảo vệ môi trường…
Hình ảnh 4 người đàn ông “cởi truồng” trên đèo Mã Pì Lèng chỉ đơn thuần là hình ảnh xác thịt lộ liễu, lợm giọng
Có người hỏi tôi, nhìn hình ảnh 4 người đàn ông “cởi truồng” (họ chỉ che chắn một ít ở bộ phận sinh dục) đi motor trên đèo Mã Pì Lèng bạn cảm thấy thế nào?
Chắc chắn tôi cũng như số đông, thấy đó là hình ảnh phản cảm, lố bịch, không mang bất cứ thông điệp gì về bảo vệ môi trường, hay chí ít làm mọi người có một chút suy nghĩ tích cực về hình ảnh.
Vậy nhưng, 4 người đàn ông “cởi truồng” đi motor trên đèo Mã Pì Lèng khi đưa những hình ảnh này lên tài khoản cá nhân lại lý giải đây là cách họ ủng hộ cho việc bảo vệ môi trường, ủng hộ việc xây dựng điểm lưu trú trên đèo Mã Pì Lèng.
Với những người này, khoan hãy nói đến việc ủng hộ xây dựng điểm lưu trú trên đèo Mã Pì Lèng hay Mã Pì Lèng Panorama, vì chuyện này, đúng sai, giữ lại hay đập bỏ sẽ được xử lý theo luật định và là việc của các cơ quan chức năng, mà sau khi có những hành động phản cảm, họ hãy nhìn lại những hình ảnh này và đặt mình dưới góc độ người xem, họ sẽ thấy như thế nào?
Họ có thể sẽ hả hê với việc một số rất ít (rất hiếm) người đồng tình với hành động của họ khi cho rằng, ở nước ngoài, việc “cởi truồng” bảo vệ môi trường là bình thường.
Đúng là ở các nước phương Tây, có những chương trình, chiến dịch khỏa thân để bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hay các chiến dịch tuyên truyền chống lại bệnh tật nhưng đều là những chương trình có mục đích, ý nghĩa rõ ràng và không phải do tự phát nhất thời.
Và quan trọng một điều là những người xem, không phải chỉ có người “Tây” mà cả người “Ta” đều nhận thấy ý nghĩa, thông điệp rất rõ ràng trong các chiến dịch khỏa thân ấy.
Thêm nữa, cũng phải nhấn mạnh rằng, văn hóa của Tây khác với văn hóa của Việt Nam, nên không phải cứ đem văn hóa “Tây” áp vào mọi chỗ, mọi nơi ở Việt Nam thì đều là văn hóa.
Còn cảm nhận khi xem 4 người đàn ông “cởi truồng” trên đèo Mã Pì Lèng, mọi người chỉ thấy đơn thuần là hình ảnh xác thịt lộ liễu, lợm giọng, thậm chí có người phải xấu hổ quay đi, mà không hề thấy bất kỳ một thông điệp nào về bảo vệ môi trường. Đây chỉ là những hành động quá khích, quá lố nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.
Vì thế, cho dù nhóm người này có ý định bảo vệ môi trường như cách họ phát ngôn đi chăng nữa, thì cái cách họ đang thể hiện ra ngoài không làm cho mọi người thấy được “thiện ý” của họ, mà chỉ làm người ta cảm thấy họ đang cố tình gây sốc, cố tình gây sự chú ý để đánh bóng tên tuổi.
Nhóm người này còn lý giải, đây chỉ là hành động cá nhân, nhưng dù là cá nhân hay gì đi chăng nữa mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, gây bức xúc trong dư luận thì không còn là chuyện của cá nhân nữa.
Có rất nhiều cách để họ thể hiện tình yêu thiên nhiên, hay bảo vệ môi trường một cách văn minh, chứ không phải cứ “trần truồng” như vậy là hòa mình với thiên nhiên, là bảo vệ môi trường.
Từ trước đến nay, chúng ta cũng đã nhiều lần lên án, thậm chí xử phạt hành chính những nghệ sỹ có hành vi ăn mặc phản cảm, cho dù so với nhóm người này, những nghệ sỹ bị lên án, bị xử phạt ăn mặc còn “kín đáo” hơn nhiều.
Khoản 1 Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định Hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh, theo đó phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định 73 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 167/2013/NĐ-CP, đã bỏ quy định xử phạt đối với hành vi ăn mặc phản cảm này.
Cho dù tại thời điểm hiện tại, pháp luật hiện hành không có quy định xử phạt về việc ăn mặc phản cảm nơi công cộng, nhưng cũng cần có những biện pháp để ngăn chặn những hành vi thiếu văn hóa như thế này, vừa để hạn chế những hành động tương tự có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới trật tự nơi công cộng, vừa không làm “ô nhiễm” thêm môi trường, cảnh quan ở các điểm du lịch.
Nhưng quan trọng vẫn là ý thức của mỗi người. Là những người hoàn toàn bình thường, sống trong môi trường văn hóa Việt, chắc chắn phải có nhận thức, cách ăn mặc, ứng xử phù hợp, không thể “lai căng” một cách lố bịch, phản cảm và vô văn hóa. Đó cũng là cách tự tôn trọng chính bản thân mình và những người xung quanh./.
Theo An An/VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà