Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đời sống khó khăn, vẫn quan tâm đến vận mệnh đất nước

Thứ năm, 02/06/2011 - 08:25

(Thanh tra)- Có thể khẳng định: Nhiều công nhân nhận thức được về sự phát triển của đất nước, về những thành tựu kinh tế đạt được. Nhiều công nhân nhận xét, kinh tế nước ta hiện nay khá hơn so với trước kia, ổn định hơn, càng ngày càng đi lên. Một số công nhân nhìn nhận được sự thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn có những nhận xét về thành tựu đạt được so với các nước trên thế giới: “Hiện nay, đang khó khăn hơn so với trước kia, nhưng so với một số nước khác thì vẫn khá hơn” (NT, công nhân may) hay “so với trước đây, phát triển hơn nhiều. Trình độ phát triển dân trí cao hơn so với trước. Đời sống cao hơn. Cơ hội làm ra tiền có nhiều, nhưng chi trả trong cuộc sống cũng nhiều. Đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, chính sách, phương pháp đưa ra để lãnh đạo đất nước đi lên cũng đạt nhiều kết quả. Kinh tế thế giới có tác động, nước nào cũng bị ảnh hưởng, nhưng nhìn chung, kinh tế nước mình là ổn định. Nước mình bây giờ phát triển, có tiếng nói hơn” (NHD, công nhân kỹ thuật).

Một góc khu công nghiệp Biên Hoà - Đồng Nai

Người công nhân nhận thức được vai trò của người dân nói chung và người công nhân nói riêng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người công nhân nhìn nhận họ có vai trò quan trọng trong xã hội cũng như trong việc phát triển kinh tế vì họ là người trực tiếp lao động, sản xuất ra của cải vật chất, góp công sức lao động, có đóng góp nhiều trong những giá trị tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất. “Kinh tế nước ta dựa vào nông nghiệp, công nghiệp là chính. Hàng hoá làm ra, xuất khẩu mang lại lợi nhuận cho đất nước, cho người lao động. Dân giàu thì nước mới mạnh được. Dân giàu sẽ đóng góp nhiều vào nền kinh tế chung” (NHD).

Nhìn chung, đời sống của công nhân còn rất nhiều khó khăn, về vật chất cũng như tinh thần. Vì vậy, người công nhân đặc biệt quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống, việc làm và thu nhập của mình. Hầu hết công nhân hiện nay đều nhận thấy ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu đối với đời sống cũng như những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra đối với mình. “Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việc làm của công nhân bị ảnh hưởng. Ngoài giờ làm chính, người công nhân còn muốn làm thêm (làm thêm giờ) để tăng thu nhập. Nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều người không có việc làm hoặc không có việc để làm thêm ngoài giờ, thu nhập thấp, họ về quê nhiều. Cty khuyến khích công nhân tự nguyện xin nghỉ việc” (CTT, 26 tuổi, công nhân).

Để giảm thiểu các nguy cơ, rủi ro có thể xảy xa, với mong muốn có một việc làm ổn định, hiện nay nhiều công nhân trong các Cty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tư nhân có xu hướng và được tự học thêm, đào tạo tay nghề vững vàng. “Có mấy ng¬ười quê ở Thanh Hoá rủ em, người thì bảo em đi học sửa chữa điện dân dụng cũng là một nghề, rồi nghề sửa chữa xe máy, nói chung là nhiều nghề lắm”. Tuy nhiên, việc vừa đi làm, vừa học nghề là một khó khăn không dễ vượt qua của các công nhân. “Em đang đi tìm trư¬ờng để có thể vừa đi làm, vừa đi học một nghề gì đó, như¬ng ch¬ưa tìm đ¬ược, vì một số nghề đơn giản nh¬ưng học phí cao quá. Tiền lương thì ít mà mình vừa chi tiêu ăn, vừa trả tiền phòng trọ, vừa đi học thì không thể đủ được” (CTT).

Các vấn đề như tham những, hối lộ, người công nhân có những đánh giá khác nhau. Có công nhân cho rằng, hiện nay tham những, hối lộ xảy ra nhiều, nhưng cũng có người đánh giá hiện tượng này ở mức độ hạn chế. Nhưng nhìn chung, các công nhân đều cho rằng, công nhân, nông dân, người nghèo là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi các vấn nạn này. “Nhiều tham nhũng, hối lộ. Quen biết thì có lợi. Không có tiền, không quen biết thì khó khăn” (PQS). Hay “tham nhũng, hối lộ nhiều làm người công nhân thất vọng. Ảnh hưởng nhiều đến người dân” (NTNT, công nhân may). Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung, các công nhân còn chưa cho rằng, nạn tham nhũng, hối lộ sẽ giảm trong thời gian tới, do các biện pháp ngăn chặn hoặc chưa được thực hiện tốt, hoặc chưa có tính hiệu quả. “Chính sách có quyết liệt, nhưng thực thi toàn vẹn thì chưa được. Chắc là khó có thể giải quyết tuyệt đối được” (NHD).

Đối với các tệ nạn xã hội khác như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè… không ít công nhân cho rằng, hiện nay xảy ra nhiều vì “bây giờ có tiền nên sinh ra tệ nạn” (TNH).

Theo chúng tôi, người công nhân có sự quan tâm đối với các vấn đề lớn của đất nước, nhưng nhận thức còn chưa thực sự đầy đủ, còn có những hạn chế. Các thông tin về những vấn đề lớn, nhiều người quan tâm, được người công nhân tiếp nhận một cách tương đối thụ động, chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài, báo chí. Thậm chí, ngay cả việc tiếp thu thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng không phải là nhiều, do phần lớn thời gian người công nhân dành để làm việc, làm tăng ca… để lo cho cuộc sống hàng ngày, lo kiếm sống. Vì vậy, thông tin thu được cũng không phải là nhiều. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người công nhân nói chung chưa cao, điều này cũng có ảnh hưởng đến nhận thức của họ.

Trần Anh Châu
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm