Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dịch vụ giữ trẻ bán trú đang bỏ ngỏ

Thứ hai, 25/03/2013 - 13:29

(Thanh tra) - Việc nhiều trường cắt giảm số lớp học 2 buổi (vì thiếu cơ sở vật chất) đã khiến nhiều phụ huynh “điêu đứng” tìm chỗ gửi con. Nắm bắt nhu cầu này nhiều cơ sở tư nhân đã nở rộ. Tuy nhiên, đến nay ngành Giáo dục chưa có hành lang pháp lý để quản lý hoạt động này…

Học sinh bán trú đang ăn cơm giữa buổi tại căn tin trường

Nhu cầu

Thống kê từ Sở GD&ĐT cho thấy, sĩ số bình quân học sinh trên lớp khối tiểu học (TH) dao động ở mức 45 - 52 học sinh/lớp (không tính trường chuẩn), thậm chí có nơi 53 em/lớp. Khi sĩ số học sinh các trường công lập không ngừng “vỡ” chỉ tiêu, phụ huynh buộc phải tự tìm nơi gửi trẻ buổi 2 ở ngoài. Chị Nguyễn Thị Hường, nhà ở quận Bình Tân, làm việc ở quận 1, cho biết, con chị học lớp 2 Trường TH Tân Tạo A, trong khi cả hai vợ chồng đều làm xa trường. Việc cháu không đủ chỉ tiêu vào bán trú khiến gia đình thật sự lúng túng.

“Thay nhau đón cháu giữa buổi mãi không được, đành đăng ký gửi cháu buổi 2 ở một trường Mầm non (MN) gần đó mới mức phí 800.000 đồng/tháng. Thật sự đây là giải pháp chẳng đặng đừng, vì giờ trường không có lớp bán trú thì đành phải nhờ nơi khác trông cháu. Việc cháu có được học hay ăn uống đầy đủ như nơi giữ thông báo hay không cũng khó mà kiểm soát”, chị Hường nói.

Thực tế mà gia đình chị Hường đang đối mặt cũng là thực tế và nhu cầu có thật của nhiều phụ huynh. Giải pháp gửi con buổi 2 là chọn lựa duy nhất, dù giá cả của dịch vụ này là không hề rẻ. Mặt khác, điều kiện ăn uống, vui chơi, học tập tại các cơ sở tư nhân này cũng chỉ qua loa, chiếu lệ do phần nhiều mục đích các cơ sở này là kinh doanh và giữ trẻ nên không mấy tạo sự yên tâm cho phụ huynh.

Anh Trần Văn Khương, đang gửi con là học sinh lớp 3 Trường TH Lê Văn Thọ, quận 12 lo lắng: Vợ chồng tôi đang phải gửi cháu ở một cơ sở tư nhân nhận giữ trẻ gần trường. Tuy nhiên, nhìn thấy cơ cở quá tạm bợ, chật hẹp, điều kiện phòng tránh tai nạn rủi ro không cao (cháy, nổ)… nên vợ chồng tôi đang pải tìm chỗ khác vì thấy không yên tâm.

Trao đổi về dịch vụ đang “nở rộ” này, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, Đặng Thanh Tuấn chia sẻ: Nhu cầu gửi con trái buổi, nhu cầu đón bé và giữ bé sau giờ tan trường là có thật và đang trở thành bức xúc của khá nhiều phụ huynh. Trong khi nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu này, thì một số đơn vị đứng ra thực hiện. Điều này cũng dễ hiểu khi có cầu, ắt sẽ có cung. Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có một hành lang pháp lý nào về vấn đề này, khiến chúng tôi bối rối trong quản lý, nhiều cơ sở nhận giữ trẻ buổi 2 đề nghị chúng tôi cấp phép, nhưng Phòng không biết dựa vào văn bản nào để cấp phép.

Từ Bộ GD&ĐT, UBND TP đến Sở GD&ĐT TP hiện chưa có văn bản nào quy định về việc các cơ sở dạng này phải đạt những tiêu chuẩn gì, điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự ra sao... Thiết nghĩ Bộ, Sở GD&ĐT cần sớm có văn bản hướng dẫn, cũng như quy định về hoạt động này để các Phòng dễ thực hiện và quản lý.

Ngoài tầm… ?

Chính vì chưa có quy định và văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc quản lý cơ sở “vệ tinh bán trú”, nên giá cả dịch vụ do phụ huynh với cơ sở tự thỏa thuận nên thường bị đẩy cao vô tội vạ. Phụ huynh dù biết, nhưng cũng phải cắn răng mà chấp nhận.

Theo khảo sát giá của chúng tôi tại 3 quận Gò Vấp, Bình Tân và Quận 12, giá dịch vụ trông trẻ buổi 2 giao động theo từng quận huyện và từng khu vực. Nếu như ở Quận Gò Vấp giá dịch vụ này được các cơ sở “vệ tinh bán trú” hét phụ huynh từ 1,2 triệu đến 1,4 triệu đồng/tháng (kiêm đưa đón, cho ăn 2 bữa, dạy văn hóa), thì tại Quận 12 và Bình Tân giá có vẻ mềm hơn một chút với mức giao động từ 800 - 1 triệu đồng/tháng bao gồm những dịch vụ tương tự. Nếu chỉ riêng phí đón về nhà và ăn nhẹ với thời gian từ 1 - 2 giờ, phí chỉ khoảng 600.000 đồng/tháng. Nếu thời gian đón trẻ vào buổi trưa đối với trẻ không học bán trú, phụ huynh phải trả từ 20.000 - 25.000 đồng/ buổi/trẻ…

Do nhu cầu đón và giữ trẻ sau giờ học của phụ huynh ngày càng tăng, một số đơn vị đã quảng cáo dịch vụ trên mạng với những lời giới thiệu “nổ” tung trời. Tuy nhiên, khi khảo sát trực tiếp, dễ nhận thấy chẳng mấy đơn vị làm dịch vụ trên thực hiện nghiêm túc việc dạy văn hóa, hoặc ngoại ngữ cho trẻ. Chất lượng ăn uống, học tập của các cháu nửa ngày sau khi rời trường ra sao không mấy phụ huynh biết. Bởi chẳng ai kiểm tra, giám sát, nên chất lượng dịch vụ của các cơ sở “vệ tinh bán trú” đang bị thả nổi.

Cô Phạm Thị Sinh, Hiệu trưởng Trường MN Anh Đức, quận 12, một đơn vị có thêm dịch vụ giữ học sinh TH buổi 2 cho Trường TH Lê Văn Thọ cho biết: Việc các đơn vị nhận đưa đón và giữ học sinh TH theo giờ, hoặc cả buổi là không hiếm. Nhưng phần nhiều các đơn vị ấy chỉ chú trọng nhiệm vụ đưa đón và cho trẻ ăn 2 bữa như trong thông báo còn việc dạy văn hóa chỉ mang tính qua loa vì không có giáo viên.

Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng GD Quận 12 cho rằng: Về nguyên tắc khi đơn vị, cá nhân nào muốn mở cơ sở trông giữ trẻ, buộc phải xin phép Sở GD&ĐT, sau đó quận sẽ kiểm tra, nếu bếp ăn bán trú được cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nữa thì mới được hoạt động. Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn quận thời gian qua chưa thấy đơn vị nào đề xuất xin phép hay nhờ chúng tôi tư vấn thủ tục, mà chủ yếu là do họ tự thỏa thuận với phụ huynh. Khi thấy có cơ sở nào nhận trông giữ học sinh, chúng tôi chỉ phối hợp với phường nơi đơn vị đó đóng để cùng nhau giám sát và nhắc nhở.

Anh Tú

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm