Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/03/2011 - 09:54
(Thanh tra)- Kết quả kiểm tra của 4 đoàn công tác Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) về tình hình dịch lở mồm, long móng (LMLM) của 30 tỉnh, TP còn dịch cho thấy: Vẫn còn nhiều địa phương không báo cáo dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc mắc bệnh lỏng lẻo, thậm chí không tiêm phòng vắc xin, ý thức của người dân chủ quan trong công tác phòng dịch… khiến tình hình dịch có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.
Tiêm vắc xin cho gia súc để phòng, chống bệnh LMLM.
Ngày 31/3/2011, sẽ có đủ lượng vắc xin để các tỉnh tiêm phòng đợt mới
Cục Thú y cho biết, trong 2 tuần qua, dịch tiếp tục phát sinh mới tại một số địa phương. Cụ thể, ngày 10/3/2011, dịch đã xảy ra trên đàn lợn giống mới mua 24 con của một hộ chăn nuôi thuộc xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số lợn bệnh trên. Dịch cũng đã xuất hiện tại tỉnh Vĩnh Long làm hàng chục con lợn mắc bệnh.
Nguy hiểm hơn, tại Lai Châu, dịch đã kéo dài từ cuối tháng 12/2010 đến nay tại 50 xã, thuộc 7 huyện với tổng số 6.742 con trâu, bò và 33 con lợn mắc bệnh. Tỉnh Khánh Hòa cũng có dịch LMLM từ ngày 2/2/2011 đến thời điểm hiện tại, rải rác trên khắp địa bàn. (Tính đến ngày 14/3/2011, đã phát hiện dịch tại 64 hộ gia đình ở 20 thôn của 14 xã, phường thuộc các huyện: Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Cam Lâm và TP Nha Trang với tổng số gia súc mắc bệnh là 349 con). Tương tự, tỉnh Đắk Lắk cũng có dịch từ ngày 2/2 đến nay. Tỉnh Bình Dương có tổng số 137 gia súc mắc bệnh từ ngày 25/2.
Điều đáng nói là, có không ít địa phương chưa làm hết trách nhiệm của mình trong phòng, chống dịch. Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm, trưởng đoàn kiểm tra số 1 (tại các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình) cho biết: Mặc dù tỉnh Phú Thọ có nhiều văn bản chỉ đạo và báo cáo chỉ có 3 ổ dịch đã giải quyết xong, nhưng thực tế kiểm tra thì số liệu lên đến gần 4.000 gia súc mắc bệnh. Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái làm tương đối tốt về thống kê, nhưng phát hiện dịch chậm, tại một số bản đoàn đi kiểm tra, dịch đã xảy ra 7 - 10 ngày nhưng tỉnh vẫn chưa biết. Đáng nói hơn, tỉnh Lai Châu không báo cáo và cũng không công bố dịch, trong khi đó số lợn, gia súc mắc bệnh lên đến 6.700 con xảy ra ở 50 xã, phường.
Đại diện đoàn kiểm tra số 2 của Cục Thú y thông tin: Ở một tỉnh phía Bắc, chính quyền tại một số thôn, bản nơi có dịch xảy ra không dựng trạm chốt, không biển báo quản lý ổ dịch. Thậm chí, chuồng trại bị dịch không rắc vôi bột. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã có, nhưng trên thực tế rất ít nơi hoạt động.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Trưởng đoàn kiểm tra 3 kết luận: Nguyên nhân của tỷ lệ bị bệnh diễn ra sớm tại các tỉnh miền Trung Tây Nguyên là do tỷ lệ tiêm phòng năm 2010 thấp hơn so với báo cáo là 50 - 60 %, nhiều địa phương không xuất trình được phiếu tiêm; đồng thời do sự chủ quan của hộ chăn nuôi. Ở cấp huyện, xã, công tác phòng, chống dịch đè lên vai cán bộ thú y. Trong khi đó, lực lượng này chỉ được hỗ trợ 600.000 đồng/tháng và phải đi làm dịch vụ tự chữa. Điều này cũng nảy sinh ra tiêu cực khi không ít cán bộ thú y giấu dịch tự chữa trước, khi nào không chữa được mới báo có dịch, khi đó dịch lây lan ra rất rộng.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định, việc nhiễm bệnh trên gia súc tăng cao đe dọa đến sự phát triển ngành Chăn nuôi. Nguyên nhân là do tiêm phòng không đầy đủ, nhiều nơi tiêm không đúng kỹ thuật. Đồng thời, việc kiểm soát vận chuyển gia súc có bệnh đang có vấn đề và nhiều địa phương cố tình không công bố dịch… trong khi đó, vi rút gây bệnh, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam đang biến đổi phức tạp. Bộ trưởng đề nghị, trong 2 tuần tới, các đoàn kiểm tra phải cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương trong 30 tỉnh, TP có dịch để lấy mẫu phân tích, làm rõ tính tương thích và hiệu lực của vắc xin đa giá (đang được một số địa phương đề nghị sử dụng). Ông Cao Đức Phát yêu cầu phải nhắc nhở các địa phương không công bố dịch và Cục Thú y có văn bản chấn chỉnh công tác tiêm phòng cũng như tăng cường kiểm soát vận chuyển gia súc (đây cũng là công tác khó khăn nhất)...
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý