Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/09/2011 - 13:48
(Thanh tra)- Để có cái nhìn khách quan về việc nâng tuổi nghỉ hưu của lao động (LĐ) nữ, Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) vừa có cuộc khảo sát tại các cơ quan, doanh nghiệp (DN) tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Trà Vinh, Cần Thơ.
Kết quả khảo sát cho thấy: Người LĐ làm việc tại khu vực sản xuất kinh doanh đều muốn về hưu ở độ tuổi sớm hơn so với quy định hiện hành. Cụ thể: Có 25% số người được hỏi mong muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 45. Có 42,6% số người được hỏi mong muốn nghỉ hưu ở tuổi 50 và 30% mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 55 như quy định của Bộ luật Lao động hiện hành. 76,9% ý kiến cho rằng, LĐ nữ khối hành chính sự nghiệp nghỉ hưu ở độ tuổi 55 - 60 là phù hợp. Tuy nhiên, đối tượng cần tăng tuổi hưu 60, có 54% số người khi được hỏi cho là phù hợp với những lao động nữ có trình độ chuyên môn cao như tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Còn, với nữ cán bộ quản lý cấp vụ (phụ cấp chức vụ từ 0,8 trở lên) thì 57,6% cho rằng, không nên nâng tuổi nghỉ hưu của nhóm đối tượng này.
Theo TS. Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, kết quả khảo sát trên chỉ là mong muốn và nguyện vọng chủ quan từ phía người LĐ. Nếu xét trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau thì việc quy định tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ cần phải cân nhắc và được tính toán toàn diện và khoa học như: Vấn đề bình đẳng giới; mức độ phát triển kinh tế - xã hội; vấn đề cung và cầu trên thị trường lao động; tuổi thọ bình quân của phụ nữ; khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã hội; tình hình và đặc điểm của từng loại công việc mà LĐ nữ đang làm. Tuy nhiên, ý kiến người LĐ là nhân tố quan trọng cần tính đến khi xác định tuổi nghỉ hưu cho LĐ nữ.
Viện Công nhân và Công đoàn đã đề xuất tuổi nghỉ hưu đối với LĐ nữ cho hai khu vực riêng. Cụ thể, trong khu vực sản xuất kinh doanh có 3 nhóm. Thứ nhất, LĐ nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 55 như quy định hiện hành bao gồm LĐ nữ làm việc trong môi trường và điều kiện làm việc bình thường. Thứ hai, tuổi nghỉ hưu từ 50 - 55 tuổi cho LĐ nữ có đủ 15 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành). Cuối cùng, LĐ nữ nghỉ hưu từ 47 - 50 tuổi khi có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành). Ngoài ra, ở khu vực này Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan xem xét xây dựng chính sách trình Chính phủ quy định cụ thể về việc giảm tuổi nghỉ hưu với LĐ nữ thuộc hai ngành chế biến cao su và chế biến thủy, hải sản xuống 45 tuổi. Tại khu vực hành chính sự nghiệp, nhóm nghiên cứu đề xuất nên quy định thống nhất tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ khu vực hành chính là 58 tuổi (tăng 3 tuổi so với quy định hiện hành).
Thanh Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang