Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đâu rồi lòng tôn sư trọng đạo

Thứ hai, 14/03/2011 - 09:19

(Thanh tra) - Vấn nạn học sinh đan tâm chặn đường hoặc thuê côn đồ “xử” thầy cô giáo của mình, chỉ vì bị nhắc nhở là thiếu tập trung trong giờ học, đang làm dư luận xã hội bức xúc. Thay vì đổ lỗi là do xã hội, đã đến lúc thẳng thắn nhìn nhận, đây là hệ quả của việc buông lỏng giáo dục gia đình.

Khởi đầu năm học 2011 này là vụ thầy giáo Trần Hồng Phương của Trường CĐ Điện lực TP. Hồ Chí Minh (HEPC) bị 3 tên côn đồ xông vào đánh gục tại sân trường. Điều đáng buồn, sau vụ việc, lãnh đạo nhà trường này không xử lý dứt điểm, bỏ mặc nạn nhân sống trong lo sợ. Trong khi đó, Lê Thị Ngọc Linh - sinh viên lớp 09 - TH1G, kẻ mượn tay côn đồ đánh thầy giáo, vẫn nhởn nhơ… đến trường.

Vấn đề ở đây là ngoài sự sợ trả thù của bọn côn đồ, nên các đồng nghiệp thầy Phương đã chọn giải pháp im lặng, còn ở chỗ là khi bọn côn đồ tấn công thầy Phương tại sân trường đúng vào thời điểm tan lớp, hàng trăm sinh viên lúc đó chỉ biết gào lên kêu thầy chạy đi, mà không có bất cứ hành động nào bảo vệ cho người thầy tôn kính của mình.

Phải chăng, học sinh giờ đây đã hình thành nên một cách sống mới, thiếu sự chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau trong lúc hoạn nạn?

Chuyện nghiêm trọng hơn là học sinh mới học lớp 7 mà dám chặn đường đánh thầy giáo mình, vì thầy là người tàn tật, nên ít khả năng tự vệ. Ngày 23/2, vào tiết học thứ 5 tại lớp 7A, Trường THCS Lê Văn Thiêm, xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, thầy Trần Minh Hảo đang giảng bài, thì học sinh Phan Đình Hoạt đòi bật quạt. Thấy trời lạnh, thầy Hảo không đồng ý. Không nghe lời thầy, Hoạt cứ bật quạt, tỏ thái độ vô lễ, văng tục và đòi đánh thầy Hảo.

“Rất ít bậc phụ huynh nhận ra rằng, họ đang để lại cho con cái những điều không tích cực trong thái độ và cách hành xử trước công việc, hàng xóm, bạn bè...”

Không những thế, Hoạt gọi Phan Đình Huy (cùng lớp) và em mình đang học lớp 6 xông vào dùng dao dài đe doạ thầy Hảo. Tan học, Hoạt cùng một số học sinh khác chặn thầy ở cổng trường để đánh, nhưng được một số thầy cô giáo can ngăn nên không thực hiện được. Chưa dừng lại ở đó, mấy bữa sau Hoạt còn chặn đường và phối hợp với một số phần tử bỏ học để đánh thầy, nhưng đều được can thiệp kịp thời.

Không được “may mắn” như thầy Hảo, mới đây, ngày 23/2, khi chạy xe máy từ Trường PTTH Tôn Đức Thắng về nhà, cô giáo dạy hóa Lý Thị Thu Sương (30 tuổi) đã bị Nguyễn Như Thành, học sinh lớp 11 B2A của trường chặn lại đạp, đánh ngã xuống đường tại cầu Lương Cách (xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Cô giáo bị chảy máu mũi ướt cả áo khoác, bất tỉnh phải vào bệnh viện cấp cứu.

Theo trình lời cô Sương, vào giờ hóa, Thành không chịu làm bài tập nên cô có nhắc nhở nhưng Thành không nghe mà tự ý bỏ về. Sau đó đón đường đánh cô. Khi đánh cô Sương, Thành nói lớn: “Bà dám cả gan giỡn mặt hả?”, rồi đạp ngã xe cô, đạp giày liên tiếp vào mặt, mũi cô khiến cô bị bật ngửa, phần gáy đập mạnh vào xe.

Tại sao ngày càng có nhiều học sinh ngỗ ngược và hỗn láo, vi phạm pháp luật gây bức xúc cho xã hội đến như vậy? Phải chăng từ sự thờ ơ, bàng quan của cộng đồng đã ảnh hưởng đến các em, và ngày càng gia tăng những hành vi sai trái? Bởi tuổi mới lớn rất dễ “hấp thụ” những tiêu cực trong đời sống. Hiện có rất ít bậc phụ huynh nhận ra rằng, họ đang để lại cho con cái những điều không tích cực trong thái độ và cách hành xử trước công việc, hàng xóm, bạn bè... Thực tế cho thấy, những gia đình tiêu cực không thể nuôi dạy được những thanh thiếu niên tích cực.

Có một thực tế là phụ huynh ngày càng rất ít đọc và kể cho con cái mình những câu chuyện cổ tích hay những tác phẩm văn học có giá trị. Thay vào đó là sự nuông chiều con, không quản lý con tốt.  Do vậy, đã tạo cho các em ý thức trách nhiệm rất kém với bản thân và người xung quanh.

Hiện nay, dù sức khỏe của các thầy cô đã dần hồi phục, nhưng mọi sinh hoạt trong đời thường và tinh thần của các thầy cô đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thầy cô không thể yên tâm tiếp tục giảng dạy, vì thấy bị xúc phạm. Vấn đề hiện nay là rất cần những liều thuốc mạnh, nhằm lập lại kỷ cương và đạo lý tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta.

Thục Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm