Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 04/08/2011 - 08:05
(Thanh tra)- Việt Nam có hệ thống sông ngòi rộng lớn khắp cả nước, luôn được coi là tiềm năng du lịch lớn, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa khai thác hiệu quả. Tại phiên họp Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN lần thứ 34 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Luang Prabang (Lào), bà Hoàng Thị Điệp, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: “Phiên họp bàn triển khai Chiến lược du lịch ASEAN giai đoạn 2011 - 2015 vừa được các Bộ trưởng Du lịch ASEAN thông qua tại Diễn đàn Du lịch ASEAN 2011. Về xây dựng sản phẩm du lịch ASEAN, Việt Nam sẽ là nước điều phối về sản phẩm du lịch đường sông”.
Điều này cho thấy, du lịch đường sông của Việt Nam vô cùng hấp dẫn mà chúng ta chưa tung ra được các chương trình phong phú. Đã đến lúc cần có chiến lược cụ thể để đưa du lịch đường sông phát triển lên tầm cao mới.
Cần một đề án quản lý đường sông cả về giao thông và du lịch.
Việt Nam có nhiều thế mạnh về du lịch đường sông, nhất là TP HCM và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nhìn rộng ra, trong cả nước với hệ thống sông ngòi rộng lớn, chảy qua các vùng trọng điểm du lịch phong phú như sông Hồng, hệ thống sông Đà Nẵng, rồi có thể làm tuyến du lịch đường sông từ TP HCM… Trong giai đoạn phát triển mới 2011 - 2015, TP HCM xác định chú trọng phát triển và khai thác du lịch đường sông. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong chiến lược phát triển ngành Du lịch một cách bền vững. TP HCM có mạng lưới đường thủy đứng đầu cả nước, cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn nhiều đoạn rất đặc sắc. Hệ thống đường sông của TP còn liên kết được với các sản phẩm du lịch làng nghề, vườn cây ăn trái ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, phải nói rằng, du lịch đường sông tại TP HCM phát triển còn “khiêm tốn” so với tiềm năng sẵn có. Về lâu dài, TP HCM sẽ liên kết với các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương để khai thác các tour tầm trung và đường dài; đặc biệt, khảo sát để sớm đưa vào khai thác tuyến du lịch đường sông tầm xa TP HCM - An Giang - Campuchia; tuyến TP HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ - Châu Đốc - Kiên Giang và Phnom Penh, Shihanuville (Campuchia)…
Theo bà Điệp, với vai trò được giao là nước điều phối về sản phẩm du lịch đường sông, ngành Du lịch Việt Nam phải rà soát lại hoạt động du lịch đường sông trên cả nước để tìm ra phương hướng phát triển mới cũng như khả năng liên kết với các nước trong khối ASEAN.
Để sản phẩm du lịch đường sông hình thành và phát triển bền vững, các tuyến sông quan trọng cần chú trọng các yếu tố chính như: Xây dựng bến bãi, cầu cảng; đầu tư phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, du thuyền…; hình thành các tuyến điểm tham quan; chú trọng công tác phục vụ hậu cần; xây dựng những gói sản phẩm độc đáo, khác biệt; tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp.
Qua các chuyến khảo sát thực tế, các ngành chức năng đã nhận thấy rõ khiếm khuyết của hoạt động du lịch đường sông là kinh doanh manh mún, chắp vá, thiếu thống nhất và đồng bộ. Theo các đơn vị lữ hành, để triển khai một tour đường sông thì chi phí đi lại, khảo sát, mua sắm phương tiện chuyên chở… cao gấp nhiều lần so với các tour đường bộ nên các Cty tổ chức tour không mấy mặn mà. Hiện tại, các đơn vị lữ hành, đặc biệt là phía Nam đang nghiên cứu đưa vào khai thác các tour đường sông ngắn; trồng thêm nhiều cây xanh để cải tạo cảnh quan; cung ứng dịch vụ du thuyền, tàu du lịch trên sông, nhà hàng ăn uống, các hoạt động vui chơi giải trí trên các sông… nhằm góp phần đa dạng hóa dịch vụ du lịch đường sông.
Ngay như TP Đà Nẵng, có sông Hàn rộng lớn, sạch đẹp, cùng với cả một hệ thống đường sông tương đối phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch với tổng chiều dài các sông gần 100km, nhưng chưa khai thác được thành tuyến du lịch hiệu quả. Hay như các sông: Trường Định - Thủy Tú, sông Cu Đê, sông Hàn, sông Cẩm Lệ… đều có nhiều điểm đến hấp dẫn và gắn kết với các điểm di tích lịch sử - văn hóa, các điểm thăm quan du lịch, các làng quê, làng nghề tại các khu vực ven đô của TP, song vẫn chưa có nhiều đơn vị, cá nhân đầu tư, khai thác. Hiện nay, Đà Nẵng mới chỉ có 8 đơn vị và cá nhân đang đầu tư 10 tàu du lịch có sức chứa từ 30 - 250 chỗ và hơn 10 canô, trong đó chỉ có tàu du lịch Sông Hàn có quy mô tương đối lớn, còn lại các tàu khác đều có quy mô nhỏ…
Để đánh thức tiềm năng du lịch đường sông, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch, Vũ Thế Bình nhận xét, công tác quản lý đường sông chưa được nhận thức đúng. “Đến cả Vịnh Hạ Long, nơi có số lượng lớn du thuyền đang được khai thác du lịch, cũng chỉ có duy nhất một bến ở Bãi Cháy. Để khắc phục tình trạng này, nhất thiết phải xây dựng một đề án quản lý đường sông về giao thông lẫn du lịch”, ông Bình nhấn mạnh.
Mai Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền